Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID
Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 1.

VNeID là một ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an Việt Nam, với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống.

Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.

Chức năng nổi bật:

- Định danh công dân trên môi trường số

- Thay thế các giấy tờ truyền thống

- Cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, Chính phủ số, xã hội số: thanh toán dịch vụ công trực tuyến nằm trong nhóm chức năng này của ứng dụng VNeID

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 2.
Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 3.

Thanh toán lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: Thí điểm tại Hà Nội và TP Huế kể từ ngày 22-4-2024.

Thanh toán lệ phí đăng ký thường trú: Thí điểm tại TP.HCM và Hà Nam kể từ ngày 1-7-2024.

Thanh toán lệ phí đăng ký tạm trú: Thí điểm tại TP.HCM và Hà Nam kể từ ngày 1-8-2024.

Liên kết tài khoản hưởng an sinh xã hội (ASXH) với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản Mobile Money của người dân.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 4.
Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 5.

Phương thức quét mã VietQR:

Người dân có thể sử dụng ứng dụng thanh toán trên di động của 37 ngân hàng và tài khoản Viettel Money để thực hiện quét mã VietQR trên ứng dụng VNeID.

Danh sách các ngân hàng gồm: Agribank, MBBank, Vietinbank, ABBank, BIDV, ACB, MSBank, Sacombank, VCCB, VRB, KEB Hana Hà Nội, KEB Hana HCM, Woori Bank, BaovietBank, Techcombank, VPBank, EximBank, VBSP, TPBank, Vietcombank, PVComBank, VietABank, CIMB Vietnam, Co-opBank, OceanBank, Shinhan Bank, VietBank, SHB, KienLongBank, NCB, NamABank, BacABank, SaiGon Bank, VIBank, Cake by VPBank, PGBank, Ubank by VPBank.

Thanh toán qua thẻ nội địa NAPAS:

Người dân có thể lựa chọn thanh toán qua số thẻ trên thẻ nội đia NAPAS do 44 ngân hàng phát hành.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 6.

Thanh toán qua tài khoản ngân hàng:

Người dân có thể thanh toán qua tài khoản của 7 ngân hàng gồm MBBank, PVComBank, Viet Capital Bank, TPBank, VIB Bank, Shinhan Bank, SCB.

Dịch vụ liên kết tài khoản an sinh xã hội (ASXH):

Người dân có thể lựa chọn 1 trong số các ngân hàng sau để chấp nhận liên kết tài khoản an sinh xã hội gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, LPBank, NamABank, MBBank, PvcomBank và vẫn đang được tiếp tục mở rộng danh sách ngân hàng liên kết.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 7.

- Thao tác thực hiện đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại của người dân cũng như cán bộ xử lý.

- Đa dạng hình thức thanh toán điện tử, thực hiện dễ dàng, tiện lợi và an toàn.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 8.

Lưu ý: Để thực hiện việc thanh toán phí/lệ phí cho các dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng VNeID thì tài khoản VNeID của công dân cần thỏa mãn yêu cầu định danh cấp 2.

Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VneID

Bước 2: Công dân thực hiện chọn dịch vụ thủ tục hành chính "Cấp phiếu lý lịch tư pháp"/ "Đăng ký tạm trú"/ "Đăng ký thường trú" và kê khai hồ sơ dịch vụ công theo các thông tin yêu cầu trong hồ sơ.

Bước 3: Công dân thực hiện xác nhận thông tin hồ sơ và xác nhận thông tin chia sẻ.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 9.

Bước 4: Công dân thực hiện thanh toán phí hồ sơ qua cổng thanh toán điện tử Napas.

Công dân có thể lựa chọn thanh toán thông qua các cách như quét mã VietQR/ thanh toán bằng thẻ nội địa NAPAS/ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng.

Bước 5: Trang thanh toán của Napas trả kết quả thanh toán và chuyển công dân về trang ứng dụng của VneID.

Bước 6: Sau khi tạo yêu cầu và thanh toán thành công, hồ sơ của công dân được tiếp nhận và xử lý theo quy trình tiếp theo của VneID. Ngoài ra, công dân có thể thực hiện tra cứu trạng thái, kết quả trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 10.
Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 11.

*Hiện nay người dân có thể thực hiện thanh toán trực tuyến các dịch vụ công thông qua các kênh nào? Làm thế nào để có thể thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID? Các phương thức thanh toán là gì?

- Kênh thanh toán: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của bộ/ngành/địa phương.

- Hướng dẫn thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID: Cài đặt, đăng ký và xác thực cấp độ 2 trên ứng dụng VNeID, chuẩn bị các thông tin yêu cầu liên quan tới thủ tục hành chính/dịch vụ công cần thanh toán.

- Người dân có thể lựa chọn các phương thức thanh toán như: Sử dụng ứng dụng của ngân hàng/mobile money để quét mã VietQR/thẻ nội địa NAPAS/tài khoản ngân hàng.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 12.

*Những đối tượng nào có thể thực hiện thanh toán dịch vụ công trên ứng dụng VNeID? Người dân sẽ được hưởng lợi gì khi thanh toán dịch vụ công trực tuyến so với đến trực tiếp các cơ quan hành chính nhà nước?

- Căn cứ quy định tại điều 11 nghị định 59/2022/NĐ-CP, các đối tượng được cấp tài khoản VNeID bao gồm:

Công dân Việt Nam

Người nước ngoài

Cơ quan, tổ chức.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 13.


*Những dịch vụ công nào có thể thanh toán trực tuyến trên ứng dụng VNeID? Người dân cần phải có tài khoản nào để có thể thực hiện thanh toán được?

- Dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và trong thời gian sắp tới mở rộng đến dịch vụ đăng ký căn cước cũng như các dịch vụ công khác.

- Người dân cần định danh mức độ 2 trên VNeID.

*Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công là hình thức thanh toán như thế nào? Người dân có phải đăng ký với các cơ quan hành chính nhà nước hay không? Thực hiện thanh toán trực tuyến các dịch vụ công có phải phát sinh thêm các chi phí khác không?

- Thay vì phải đến cơ quan cung cấp dịch vụ công để thanh toán nghĩa vụ tài chính, người dân có thể thực hiện thanh toán và nhận kết quả hoàn toàn trên môi trường điện tử tại bất kỳ đâu có internet/sóng dữ liệu 3G/4G.

- Người dân không phải đăng ký với cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch thanh toán đều được ghi nhận và báo kết quả tới các cơ quan cung cấp dịch vụ công.

- Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công qua kênh thanh toán của NAPAS không phát sinh thêm chi phí cho các nghĩa vụ tài chính của người dân.

Thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID - Ảnh 14.
B.T
NAPAS
HẢI PHI
4-12-2024

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn

Bức tranh kinh doanh của các 'đại gia' top đầu ngành bất động sản có sự phân hóa rõ rệt.

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn

Cuộc thi clip '50 năm -Tỏa sáng miền Nam': Công ty Điện lực Đồng Tháp đồng hành cùng bà con nông dân

Trong thời gian qua Công ty Điện lực Đồng Tháp đã đầu tư lắp mới nhiều trạm biến áp, cải tạo lưới điện trung và hạ thế, đáp ứng nhu cầu phát triển của làng hoa Sa Đéc và đồng hành cùng bà con nuôi cá tra.

Cuộc thi clip '50 năm -Tỏa sáng miền Nam': Công ty Điện lực Đồng Tháp đồng hành cùng bà con nông dân

Tăng giá điện 4,8%: EVN nói đã cân nhắc kỹ khả năng chi trả của người dân

Với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện, EVN khẳng định có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội. Lãnh đạo EVN cho rằng mức tăng 4,8% là "tương đối phù hợp".

Tăng giá điện 4,8%: EVN nói đã cân nhắc kỹ khả năng chi trả của người dân

Doanh nghiệp lên tiếng về giá điện tăng, nhiều nơi gồng mình giữ giá bán

Giá điện vừa tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng trong 3 năm qua lên 17%, gây áp lực lớn lên sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động.

Doanh nghiệp lên tiếng về giá điện tăng, nhiều nơi gồng mình giữ giá bán

Thích ứng thuế Mỹ: tăng tiếp cận khách hàng kiều bào

Chuyên gia tại Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam gợi ý một số hướng đi cho doanh nghiệp thích ứng với các chính sách thuế đối ứng từ Mỹ; bao gồm chuyển đổi mô hình sản xuất, chủ động tiếp cận tệp khách hàng như kiều bào Việt Nam.

Thích ứng thuế Mỹ: tăng tiếp cận khách hàng kiều bào

Một công ty bất động sản lên kế hoạch doanh thu tăng 9.565 lần, chia cổ tức tiền mặt 435%

VEF sắp trình cổ đông duyệt phương án chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31-12-2024 với tỉ lệ 135%, và tạm ứng cổ tức từ lợi nhuận sau thuế của quý 1-2025 với 300%.

Một công ty bất động sản lên kế hoạch doanh thu tăng 9.565 lần, chia cổ tức tiền mặt 435%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng