15/11/2024 22:42 GMT+7

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang.

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 1.

Ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard (thứ hai và thứ ba từ trái), hai trong số ba công dân người Thụy Sĩ đã "liều mình" treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp nhà thờ Đức Bà vào ngày 18 và 19-1-1969 - Ảnh HỮU HẠNH

Tối 15-11, Thành Đoàn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu mang chủ đề "Chung khát vọng hòa bình" giữa nhóm thanh niên từng treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris và đoàn viên, thanh niên TP.

Buổi giao lưu đã thu hút sự tham gia của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, mang đến một không gian kết nối sâu sắc giữa các thế hệ.

Chọn đứng về phía chính nghĩa, mong muốn hòa bình, tự do

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam không chỉ là bản anh hùng ca viết bằng máu và nước mắt của hàng vạn học sinh, sinh viên trong nước, mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết toàn cầu.

Sau hơn 50 năm treo cờ Việt Nam lên tháp nhà thờ Đức Bà Paris, 2 người Thụy Sĩ đến TP.HCM - Video: HỮU HẠNH 

Khắp mọi miền đất nước sục sôi, và phong trào ấy nhanh chóng lan rộng, thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế. Chính điều này đã tạo nên một sức mạnh tinh thần lớn lao, giúp Việt Nam không cô đơn trên hành trình đấu tranh giành độc lập.

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 2.

Đông đảo đoàn viên, thanh niên tham dự và lắng nghe câu chuyện - Ảnh HỮU HẠNH

Tại buổi giao lưu, ông Bernard Bachelard, một trong ba nhân vật từng treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris, chia sẻ về động lực hành động của mình và các bạn đồng hành.

Theo ông Bernard, đây là hành động mang tính chính trị, gắn liền với làn sóng nổi dậy chống lại chế độ tư bản thời điểm đó. Ba chàng trai trẻ tuổi đôi mươi khi ấy hăng hái đứng lên, chọn đứng về phía chính nghĩa, truyền tải khát vọng hòa bình và tự do.

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 3.

Đoàn viên trao đổi với các nhân vật bên lề chương trình - Ảnh HỮU HẠNH

Phong trào của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã trở thành một bước ngoặt, khơi nguồn cảm hứng cho các phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Khi được hỏi lý do chọn nhà thờ Đức Bà Paris để thực hiện hành động biểu tượng, ông Bernard giải thích rằng đây là một công trình mang vẻ đẹp đặc biệt, được người dân Pháp và thế giới tôn vinh.

"Sự kiện cắm cờ là một hồi chuông vang lên, chứng tỏ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam đã lan rộng trên toàn thế giới" - ông nói.

Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế

Tham gia trò chuyện tại sự kiện còn có bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Bà Ninh tâm tình rằng TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung gửi lời mời hai ông đến thăm TP.HCM bởi đối với Việt Nam, người lớn tuổi cũng như những người của thế hệ trẻ, luôn luôn biết ơn, không bao giờ quên sự hỗ trợ, chung sức, đồng lòng của bạn bè quốc tế dù bằng những hình thức rất đa dạng và khác nhau.

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 4.

Nhiều đoàn viên, thanh niên trẻ đã mang theo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam để xin chữ ký của hai ông - Ảnh HỮU HẠNH

Buổi giao lưu khép lại trong không khí ấm áp, đầy lắng đọng. Những lời kể sống động của các nhân vật tái hiện một trang sử hào hùng, đưa thế hệ thanh niên TP.HCM trở về không khí đấu tranh oai hùng của dân tộc.

Chương trình không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng và vinh quang.

Ngày 18 và 19-11-1969, cả Paris (Pháp) xôn xao vì trên đỉnh nhà thờ Đức Bà cao 100m có lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam rất to tung bay - biểu tượng của sự kiên cường và hy vọng cho hòa bình.

Hai nhân vật giao lưu với thanh niên TP.HCM hôm nay chính là tác giả của hành động mang tính biểu tượng ấy. Nhưng những con người thầm lặng này đã giấu kín bí mật suốt hơn 50 năm và mãi đến năm 2023, cả thế giới mới biết được danh tính người treo cờ.

Hai người treo cờ Việt Nam lên nóc nhà thờ Đức Bà Paris đến TP.HCM

Sau hơn 50 năm treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), 2 công dân người Thụy Sĩ lần đầu đặt chân đến Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ thành lập 2 ban quản lý dự án thành phố

Hai ban quản lý dự án được thành lập trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án của TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.

Cần Thơ thành lập 2 ban quản lý dự án thành phố

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Công an TP.HCM tìm ra người phun sơn chữ 'bắn tốc độ' trên đường Lê Quang Đạo

Người đàn ông phun sơn trắng dòng chữ "bắn tốc độ" trên đường Lê Quang Đạo (xã Hóc Môn, TP.HCM) đã bị công an đưa về trụ sở làm việc.

Công an TP.HCM tìm ra người phun sơn chữ 'bắn tốc độ' trên đường Lê Quang Đạo

Né kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chọn đi phà Cát Lái vẫn bị dính

Do cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị ngăn một làn đường trên cầu Long Thành để sửa khe co giãn, nhiều tài xế chọn lộ trình đi phà Cát Lái né ùn ứ nhưng cũng không thoát được.

Né kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chọn đi phà Cát Lái vẫn bị dính

Xe buýt đầu tư mới ở Huế phải chuyển sang xe điện

Từ nay, hệ thống xe buýt được đầu tư mới, thay thế ở Huế phải sử dụng xe điện, năng lượng xanh. Đến năm 2030, thành phố phấn đấu 60% taxi là xe điện.

Xe buýt đầu tư mới ở Huế phải chuyển sang xe điện

Cán bộ, công chức nghỉ việc sau 1-7 có được hưởng chế độ theo nghị định 178?

Bộ Nội vụ phản hồi kiến nghị liên quan đến việc cán bộ, công chức nghỉ việc sau 1-7 có được hưởng chế độ theo nghị định 178, 67 hay không?

Cán bộ, công chức nghỉ việc sau 1-7 có được hưởng chế độ theo nghị định 178?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar