08/11/2024 20:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà thờ Đức Bà Paris lần đầu tiên rung chuông sau 5 năm

Ngày 8-11, chuông của Nhà thờ Đức Bà Paris đã vang lên lần đầu tiên kể từ vụ cháy năm 2019. Tiếng chuông vang lên một tháng trước khi nhà thờ chính thức mở cửa trở lại sau 5 năm trùng tu công trình lịch sử này.

Nhà thờ Đức Bà Paris lần đầu tiên rung chuông sau 5 năm - Ảnh 1.

Nhà thờ Đức Bà Paris

Khoảng 10h30 theo giờ địa phương (16h30 theo giờ Việt Nam), tiếng chuông vang lên ở tháp chuông phía bắc của nhà thờ từng hồi một cho đến khi cả 8 chiếc chuông cùng hòa âm.

Theo thông báo, Nhà thờ Đức Bà sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 7-12 và ngày hôm sau, 8-12, sẽ diễn ra thánh lễ đầu tiên và lễ cung hiến bàn thờ mới.

Hiện những ngọn tháp theo kiến trúc Gothic thế kỷ 19 hiện đã được phục hồi với bản sao chính xác của bản gốc, các cửa sổ kính đã lấy lại màu sắc vốn có, và các bức tường đã sáng bóng trở lại. Mặc dù vậy việc mở cửa chưa phải là sự kết thúc của quá trình đại trùng tu.

Một phần của mái bằng chì vẫn cần phải hoàn thiện và các bức tượng của các tông đồ và thánh, đã được dỡ bỏ trước đám cháy để trùng tu, sẽ được lắp đặt lại vào nửa đầu năm 2025.

Tiếng chuông vang lên sau hơn 5 năm kể từ vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris - Video: AFP

Ngọn lửa bùng phát ngày 15-4-2019 tại Nhà thờ Đức Bà đã làm sụp đổ phần tháp nhọn, mái cùng nhiều bảo vật khác của công trình kiến trúc Gothic 860 năm tuổi ở Pháp.

Sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris phải mất 2 năm chỉ để ổn định cấu trúc cho những người phục chế có thể làm việc an toàn bên trong công trình.

Dự án tái thiết công trình hiện được tiến hành với đội ngũ khoảng 1.000 nghệ nhân và thợ thủ công trên khắp nước Pháp.

Tổng chi phí cho việc trùng tu dự báo là gần 700 triệu euro (hơn 750 triệu USD), được tài trợ từ 846 triệu euro tiền quyên góp từ 150 quốc gia. Số tiền còn lại đang được phân bổ lại để khẩn trương trùng tu phần bên ngoài của nhà thờ, ở phía đông.

Sau hơn 5 năm, cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra hỏa hoạn vẫn đang được tiến hành, với những phát hiện ban đầu cho rằng nguyên nhân là do các tai nạn như chập điện, đèn khò của thợ hàn hoặc thuốc lá.

Sắp tìm ra lời giải cho vụ 'hài cốt mất tích' trong Nhà thờ Đức Bà Paris

Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp nhờ kết quả các cuộc khai quật đang được Viện Khảo cổ học quốc gia Pháp tiến hành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar