14/05/2023 07:22 GMT+7

Thành Lộc ngừng diễn kịch người lớn tại Idecaf

Tối 13-5, đông đảo khán giả đến sân khấu Idecaf xem vở kịch "Mưu bà Tú". Ngay sau đêm diễn, nghệ sĩ Thành Lộc đăng poster vở kịch kèm chữ "kết thúc".

Thành Lộc ngừng diễn kịch người lớn tại Idecaf - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thành Lộc vai bà Tú và Vân Trang vai Thúy trong vở Mưu bà Tú - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc còn ghi: "Hạnh duyên nơi cõi trần của anh với em vậy là xong rồi Minh à… Đành vậy nha em!". Câu này được nhiều người nghĩ là lời nhắn nhủ anh gởi đến cố đạo diễn Vũ Minh, người dàn dựng vở Mưu bà Tú (tác giả: Lê Hoàng, đạo diễn: Vũ Minh).

Nếu còn nợ duyên nhau…

Mưu bà Tú tối 13-5 là suất diễn cuối cùng có mặt Thành Lộc. Sau đó, nghệ sĩ Thành Lộc thông báo bộ phận văn phòng của sân khấu tạm ngưng xếp lịch diễn kịch người lớn cho anh từ 14-5 vì anh bận những dự án riêng. Nghĩa là: đây là suất cuối Thành Lộc diễn kịch người lớn rồi tạm ngưng. Thông tin do ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu - cho Tuổi Trẻ Online biết.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Thành Lộc vẫn nhận lời diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa số 34 tại Nhà hát Bến Thành cho đến tháng 7 này.

Trước bài đăng này, nghệ sĩ Thành Lộc có một status khác đăng hình những hàng ghế ở sân khấu kịch Idecaf và viết: "Và còn đêm nay nữa mới thực sự là đêm cuối cùng. Sẽ là một khoảng thời gian khá dài không còn bước vào khán phòng này, đối diện với những chiếc ghế này mỗi đêm và…".

Thành Lộc ngừng diễn kịch người lớn tại Idecaf - Ảnh 2.

Trong vở, bà Tú của Thành Lộc vừa xéo xắt, vừa tình cảm, lại còn nhảy múa giỏi - Ảnh: LINH ĐOAN

Dòng trạng thái của Thành Lộc khiến không ít người yêu mến anh và sân khấu kịch Idecaf ngậm ngùi. Tuy nhiên, tiếp đó anh viết: "Nếu còn nợ duyên nhau thì chúng ta sẽ còn gặp lại nơi này để trả cho hết nợ và gieo duyên mới. Đồng ý nhé!".

Ý sau của những dòng chia sẻ khiến fan của Thành Lộc và sân khấu nhen nhúm một niềm hy vọng. Bởi ai đã biết Thành Lộc, biết ông Huỳnh Anh Tuấn và rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi từ những ngày đầu hình thành nên sân khấu này đều biết họ đã tốn rất nhiều mồ hôi, nước mắt để gầy dựng nên thương hiệu kịch Idecaf như hôm nay.

Một đạo diễn không muốn nêu tên cho biết: "Cả anh Thành Lộc, cả anh Huỳnh Anh Tuấn đều là những người có đóng góp cho nền sân khấu kịch xã hội hóa thành phố sau 1975. Một điều không cần bàn là họ cực kỳ mê nghệ thuật, mê ánh đèn sân khấu. Không mê thì không ai có thể đeo đuổi tới gần 30 năm như vậy, nhất là sau này khi sân khấu thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

Hai anh cùng tập thể nghệ sĩ giỏi nghề đã xây dựng nên những tác phẩm, trong đó có những tác phẩm lớn mà các sân khấu khác phải học hỏi theo. Tôi luôn mong họ sẽ cùng đồng hành để tiếp tục giữ vững "thương hiệu" kịch Idecaf, cống hiến cho khán giả những vở kịch hay".

Thành Lộc ngừng diễn kịch người lớn tại Idecaf - Ảnh 3.

Từ trái qua: Trường Thịnh vai Sở Ranh, Vân Trang vai Thúy, Quốc Trung vai Hải Hùng và Đông Hải vai Kim Bạc trong Mưu bà Tú - Ảnh: LINH ĐOAN

"Bà Tú" Thành Lộc trong Mưu bà Tú

Mưu bà Tú được sân khấu kịch Idecaf tung ra dịp Tết năm 2020. Tuy nhiên, do vướng dịch bệnh nên vở không diễn được nhiều suất.

Mưu bà Tú được cảm tác từ Truyện Kiều với những vai diễn dù đổi tên nhưng người xem vẫn nhớ tới các nhân vật của Nguyễn Du như Thúy, Kim Bạc, bà Tú, Anh Thư, Sở Ranh, Hải Hùng…

Thành Lộc ngừng diễn kịch người lớn tại Idecaf - Ảnh 4.

Kết thúc đêm diễn, khán giả lên sân khấu ôm tặng hoa và quà cho nghệ sĩ Thành Lộc - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở vẫn theo phong cách của tác giả Lê Hoàng: dùng chuyện xưa nói chuyện nay, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu. Kịch là cách nhìn của người nay về những nhân vật xưa, tôn vinh những cảm xúc, giá trị thật…

Một vở diễn không hề dễ xem với khán giả thích những vở giải trí nhẹ nhàng, cười rồi quên. Tuy nhiên, nhờ tài tung hứng của Thành Lộc (vai bà Tú) cùng các nghệ sĩ như Hương Giang, Quốc Trung, Vân Trang, Đông Hải, Trường Thịnh…, vở vẫn còn tìm được khán giả tri âm.

Sau đêm diễn tối 13-5, khán giả đã ùa lên sân khấu tặng hoa, tặng quà cho nghệ sĩ Thành Lộc. Anh và nghệ sĩ phải chào khán giả đến mấy lần mới có thể khép màn kết thúc đêm diễn.

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ

Tối 12-5 đã diễn ra vở kịch "12 bà mụ". Hữu Châu, Đại Nghĩa… đăng trên trang cá nhân lời tạm biệt vở diễn. Thành Lộc đăng ảnh với câu: Kết thúc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar