13/05/2023 08:17 GMT+7

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ

Tối 12-5 đã diễn ra vở kịch "12 bà mụ". Hữu Châu, Đại Nghĩa… đăng trên trang cá nhân lời tạm biệt vở diễn. Thành Lộc đăng ảnh với câu: Kết thúc.

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 1.

Bức ảnh poster vở "12 bà mụ" và dòng chữ kết thúc được nghệ sĩ Thành Lộc đưa lên trang cá nhân

Nghệ sĩ Hữu Châu viết: "Suất cuối 12 bà mụ đêm nay. Chào quan Khâm Sai đã cùng tui bao nhiêu năm qua!".

Vở diễn 21 năm

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Đại Nghĩa đăng ảnh chụp cùng nghệ sĩ Thành Lộc trong hậu trường đêm diễn 12 bà mụ tối 12-5 - Ảnh: Facebook Đại Nghĩa

Còn nghệ sĩ Đại Nghĩa đến đêm diễn với tư cách khán giả. Trước đó anh rời xa sân khấu Idecaf một thời gian vì những dự án riêng. 

Đại Nghĩa vừa trở lại sân khấu này hồi Tết năm nay với vở Thuốc đắng giã tật rất ăn khách trong dịp Tết.

Anh tâm sự trên trang cá nhân vở 12 bà mụ là cả thời thanh xuân của anh. 

Đại Nghĩa viết thận trọng có lẽ đêm 12-5 là suất diễn cuối khép lại vở diễn đã tồn tại 21 năm trên sân khấu Idecaf. 

12 bà mụ là vở mà Đại Nghĩa có vai lớn đầu tiên là vai ông Táo, khi đó khán giả còn chưa biết tên anh. 

Sau vai diễn Đại Nghĩa mới được khán giả chú ý và kiểu hóa trang "môi nhỏ" cho nhân vật sau này được anh áp dụng cho nhiều nhân vật trên sân khấu kịch thiếu nhi.

Lần tái diễn 12 bà mụ anh không có cơ hội tham gia vở. 

Đại Nghĩa viết: "Ngồi dưới hàng ghế khán giả xem lại, bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Câu thoại của ông Táo mình gần như nhớ hết. 

Khi vở kết thúc các diễn viên ra chào, cánh màn nhung từ từ khép lại, cảm giác như mình đang để vuột mất điều gì quý giá lắm. Thanh xuân tràn về, khóc như một đứa trẻ…".

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Thành Lộc vai Hoàng Thị Mộng Một bên cạnh các "bà mụ" trong vở - Ảnh: LINH ĐOAN

12 bà mụ, ấn tượng 25 năm kịch Idecaf

Vở 12 bà mụ trở lại trong dịp khai trương nhà hát Thanh Niên hồi tháng 11-2022, theo thông tin ban đầu của ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu - thì đây là một trong năm vở diễn sẽ dựng lại phục vụ khán giả nhân kỷ niệm 25 năm hình thành sân khấu kịch Idecaf. 

Sau 12 bà mụ dự kiến còn diễn các vở Tiên Nga, Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử, Vua thánh triều Lê. Mỗi vở dự kiến diễn 8-10 suất.

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Hữu Châu với nhân vật quan Khâm sai - Ảnh: LINH ĐOAN

Thật bất ngờ khi 12 bà mụ trở lại đã gây nên cơn sốt vé. Đến hôm nay vở đã diễn mấy chục suất mà khán giả vẫn ủng hộ rất nhiệt tình.

12 bà mụ (tác giả Nguyễn Khắc Phục, đạo diễn Hùng Lâm) ra mắt tại sân khấu Idecaf khoảng năm 2003. 

Đây là vở thuộc dạng náo kịch trên sân khấu Idecaf quy tụ đông đúc diễn viên (gần 30 người). 

Chuyện kể về 12 người đàn bà là cung tần của Ngọc Hoàng được giao trọng trách nặn ra con người. Người làm cái chân, cái tay, người nặn khuôn mặt, giới tính… 

Rồi Nam Tào - Bắc Đẩu cho rằng 12 bà mụ chỉ nặn được thể xác, còn nửa còn lại là linh hồn do xưởng đúc vĩ đại của nhân loại tạo nên. 

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 5.

Nghệ sĩ Thành Lộc vai con hổ, bên cạnh là nghệ sĩ Bạch Long, anh trai của anh, vào vai lão phu hiếm muộn con. Ông Huỳnh Anh Tuấn đang giúp đỡ nghệ sĩ Bạch Long gầy dựng lại đoàn cải lương tuồng cổ Đồng ấu Bạch Long ở nhà hát Nón Lá - Ảnh: LINH ĐOAN

12 bà không tin và họ tạo ra cu Sún với cục đất bẩn trong đầu khiến thằng bé luôn bị đau đầu khi suy nghĩ những điều phức tạp. 

Vậy là 12 bà đã hóa thân thành những nhân dạng khác nhau để theo dõi hành trình lớn lên của đứa bé.

Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa nói lời tạm biệt vở 12 bà mụ - Ảnh 6.

Thành Lộc hóa thân thành thầy đồng cốt trong 12 bà mụ - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở có sự tham gia của các nghệ sĩ như Thành Lộc, Hữu Châu, Bạch Long, Phương Dung, Quốc Trung, Hương Giang, Hoàng Trinh, Lê Khánh, Mỹ Duyên, Đình Toàn, Tuấn Khải… 

Trong đó Thành Lộc thể hiện đến ba vai. Vai Hoàng Thị Mộng Một, đứng đầu 12 bà mụ; vai con hổ và vai thầy đồng cốt. Vai nào anh cũng quậy tưng khiến khán giả cười nghiêng ngả.

Tối nay nghệ sĩ Thành Lộc sẽ còn xuất hiện tại sân khấu trong vở Mưu bà Tú, một vở diễn phá cách từ Truyện Kiều nói đến những vấn đề thời sự hôm nay đúng như phong cách lâu nay của tác giả Lê Hoàng.

Thành Lộc nhắn nhủ về 'lần cuối cúi chào khán giả'

Tối 4-5, sau vở diễn 'Ngôi nhà không có đàn ông', nghệ sĩ Thành Lộc gây chú ý khi đăng ảnh với nghệ sĩ Kim Xuân và nhắn nhủ về lần cuối cúi chào khán giả.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar