25/02/2014 10:57 GMT+7

Thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TTO - Sáng nay 25-2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực. Tại phiên họp, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày dự thảo quyết định về việc thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo.

Phóng to
Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng - Ảnh: V.V.Thành

Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các phó chủ tịch Ủy ban dự kiến bao gồm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Một trong các chức năng và nhiệm vụ của ủy ban là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chiến lược, chương trình, đề án quốc gia, dự án quan trọng có tính chất liên ngành, đa lĩnh vực về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước…

Tại phiên họp, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã báo cáo dự thảo đề án chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; dự thảo đề án xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau 2015.

Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đề ra hai giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 2014-2015 hoàn thành cơ bản một số công việc chính như: cơ sở khoa học về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, chuẩn bị các nguồn lực để xây dựng, biên soạn và thẩm định chương trình sách giáo khoa.

Xây dựng chương trình tổng thể, chương trình môn học và biên soạn các sách giáo khoa thử nghiệm các lớp 1, lớp 6 và lớp 10. Biên soạn, thẩm định, ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý về thử nghiệm chương trình, sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 và lớp 10. Tổ chức sơ kết thực hiện đề án đến năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020, hoàn thành việc thử nghiệm và ban hành chươg trình, sách giáo khoa mới. Biên soạn sách giáo khoa thử nghiệm các môn học các lớp 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 và 12. Hoàn thành việc thử nghiệm và đánh giá chương trình, sách giáo khoa. Hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện, ban hành chương trình, sách giáo khoa, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Từng bước triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới phù hợp với điều kiện từng địa phương, nhà trường… Tổng kết thực hiện đề án giai đoạn 2016-2022.

V.V.THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar