28/10/2019 20:37 GMT+7

Thành lập hội đồng trường, các đại học lo mất quyền 'xin - cho'?

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - TS Lê Viết Khuyến cho rằng điều mà các trường đại học công lập lo sợ khi thành lập hội đồng trường là mất quyền "xin - cho" và hiệu trưởng nhà trường cũng mất quyền.

Thành lập hội đồng trường, các đại học lo mất quyền xin - cho? - Ảnh 1.

Tọa đàm "Rào cản tự chủ đại học trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học" chiều 28-10 - Ảnh: HÀ THANH

Chiều 28-10 tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Rào cản tự chủ đại học trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học", do Báo giáo dục Việt Nam tổ chức.

Tọa đàm tập trung thảo luận về việc xuất hiện khái niệm "cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học" và việc trao quyền cho hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất trường đại học.

Chỉ rõ Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến trao quyền tự chủ cho các trường đại học, TS Lê Viết Khuyến - trưởng Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng để "giải phóng" cho các trường tự chủ, cần tháo gỡ những vướng mắc để trao quyền tự chủ thực sự.

Thành lập hội đồng trường, các đại học lo mất quyền xin - cho? - Ảnh 2.

TS Lê Viết Khuyến cho rằng phải trao quyền cho hội đồng trường - Ảnh: HÀ THANH

"Logic tất yếu là khi trao quyền tự chủ cho các trường đại học thì phải thấy ai trao, ai nhận chứ không chỉ hô chung chung khẩu hiệu", TS. Khuyến thẳng thắn chỉ ra.

Theo ông, lâu nay với trường đại học công lập, Nhà nước ủy quyền cho các cơ quan chủ quản, do đó cơ quan chủ quản phải sẵn sàng, tự nguyện bỏ, nhường quyền của mình, chuyển giao cho các trường đại học.

"Trao quyền đó cho ai? Không phải cho cá nhân hiệu trưởng mà trao cho hội đồng trường, làm rõ vai trò của hội đồng trường được trao quyền thực sự như thế nào rất quan trọng, nếu không làm được điều này thì chúng ta không thấy hội đồng trường", ông Khuyến nêu quan điểm.

Thành lập hội đồng trường, các đại học lo mất quyền xin - cho? - Ảnh 3.

GS Lâm Quang Thiệp cho rằng chủ trương tự chủ đại học tạo ra sự dịch chuyển quyền lực - Ảnh: HÀ THANH

Đồng tình quan điểm cần trao quyền cho hội đồng trường, GS Lâm Quang Thiệp - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo - cho rằng chủ trương tự chủ đại học tạo ra sự dịch chuyển quyền lực.

"Mà dịch chuyển quyền lực không bao giờ dễ, đó là một quá trình đấu tranh, phải có thời gian", GS Lâm Quang Thiệp cho biết.

Theo ông Thiệp, công cụ để thực hiện tự chủ đại học là hội đồng trường, khái niệm này xuất hiện từ năm 2003, tuy nhiên hiện nay có rất ít hội đồng trường, nếu có cũng không có thực quyền.

Chỉ ra hiện có khoảng 30% trường có hội đồng trường theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tuy nhiên TS Lê Viết Khuyến cho rằng vướng mắc hiện nay là các hội đồng trường chưa có thực quyền.

Theo ông, điều mà các trường đại học công lập lo sợ khi thành lập hội đồng trường là phải chuyển quyền, mất quyền "xin - cho". Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng mất quyền nếu trao quyền cho hội đồng trường.

Ông Khuyển nêu ý kiến: "Người nắm quyền là cơ quan chủ quản không muốn mất quyền, hội đồng trường không có thực quyền nên chủ trương tự chủ chỉ có trên danh nghĩa, không đi vào cuộc sống".

Lo lắng dự thảo nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ban ra sẽ "trói" các trường đại học, GS.TS Lê Vinh Danh - hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho rằng để xóa bỏ rào cản trong tự chủ đại học cần có kiến nghị chặt chẽ, thuyết phục đến cấp cao nhất.

"'Thượng tầng' muốn thay đổi, 'hạ tầng' là thầy cô, học sinh, phụ huynh muốn thay đổi nhưng chính 'tầng giữa' không buông, làm cho trên không thông xuống dưới, dưới không thông lên trên", GS.TS Lê Vinh Danh nói.

GS.TS Trần Đức Viên - chủ tịch hội đồng học viện, Học viện nông nghiệp Việt Nam - nêu quan điểm, tự chủ đại học là giao cho các trường tự quyết định số phận của mình. Do đó, cần người đứng đầu dũng cảm, năng động, dấn thân, đồng thời có sự đồng hành của cơ quan Nhà nước, Bộ GD-ĐT.

Để đại học tự chủ toàn diện: Không còn khái niệm 'cơ quan chủ quản'

TTO - Khái niệm 'cơ quan chủ quản' từng được dùng để xác định đại diện của Nhà nước trong hội đồng trường đại học công lập. Hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học không còn quy định nào về 'cơ quan chủ quản'.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar