20/11/2017 10:34 GMT+7

'Thằng Thiết, con Hương' và... chuyện bà ngoại!

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Hai người bà đã bạc mái đầu nhưng ngày ngày làm lụng nuôi cháu mồ côi ăn học thành người. Cuộc đời của bà ngoại, một đời nuôi con, một đời nuôi cháu, chỉ mong sống được đến ngày cháu lớn khôn.

Thằng Thiết, con Hương và... chuyện bà ngoại! - Ảnh 1.

Dương Khanh Thiết và bà ngoại. Mong ước của bà ngoại là nuôi cháu học hành, khôn lớn - Ảnh: Vũ Thủy

"Thằng Thiết nó đi học chưa về cô ơi. Giờ tui chạy tới cổng trường đón nó về" - bỏ mớ cỏ cho bò ăn xuống cái sân xi măng, bà Thái Thị Luốc (65 tuổi, ngụ Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM) tất tả nổ máy chiếc xe máy cà tàng, chân không kịp xỏ dép chạy đi đón cháu.

Nuôi cháu từ thuở lọt lòng 

Thiết là cháu ngoại bà. Con gái bà mất từ năm 26 tuổi khi Thiết vừa sinh ra được 3 tháng. Thằng bé từ nhỏ đã phải xa mẹ cha, lớn lên từng ngày với yêu thương của bà ngoại. 

"Bố mẹ nó mắc bệnh hiểm nghèo, mất cách nhau không bao lâu. Nhà cũng khó nghèo lắm nhưng trước khi ra đi, con gái đã di nguyện bảo tui "coi nó như con trai út của má". Nội nó cũng muốn rước nó về nuôi nhưng tôi không đồng ý. Bên đó nó cũng chỉ có ông bà nội lớn tuổi, người bác với người cô" - bà Luốc nước mắt ngắn dài kể chuyện.

Bà kể thằng nhỏ vốn thiệt thòi vì không có yêu thương của mẹ cha nên có đồng nào bà đều dành hết cho cháu. Bà lớn tuổi, làm thuê, làm mướn lại mắc bệnh tiểu đường, nợ nần không bấu víu vào đâu được đành phải bán căn nhà, chốn nương thân của hai bà cháu để trả nợ nần và "còn lại ít tiền lo cho thằng Thiết đi học". 

"Mấy năm nay, có thằng con nó cũng làm phụ giúp để nuôi thằng Khiết mà năm ngoái nó gặp tai nạn cũng đi rồi. Giờ cố dành dụm nuôi cháu mà không biết có sống được đến ngày nó tự lo cho nó được không" - giọng bà Luốc chực khóc. 

Nỗi đau và khó nhọc một đời hằn rõ trên khuôn mặt lam lũ, gầy guộc của bà cụ.

Thằng Thiết, con Hương và... chuyện bà ngoại! - Ảnh 2.

Đi học về, Thiết cũng phụ bà cho bò ăn. Cậu bé chỉ mong năm nay sẽ là học sinh giỏi để bà ngoại vui - Ảnh: Vũ Thủy

Niềm an ủi, khát khao sống duy nhất của bà là đứa cháu ngoại. Năm nay học lớp 9, cậu bé Dương Khanh Thiết đứng đã gần ngang bà ngoại già yếu. Đi học về từ ngoài cổng Khiết đã chào bà: "Cháu chào bà, cháu đi học về". 

Bà ngoại bảo Thiết ngoan ngoãn, năm nào cũng được học sinh khá. Bán nhà, hai bà cháu qua nương nhờ họ hàng gần đó, nhận chăm 11 con bò để có tiền. Trên dãy hàng rào mắt cáo, cạnh đôi ủng của bà còn có cả đôi ủng nhỏ của Thiết để phụ bà "cho bò ăn mỗi khi trời mưa gió mình bà làm không kịp".

Thằng Thiết, con Hương và... chuyện bà ngoại! - Ảnh 3.

Nuôi Hương đi học, bà ngoại còn phải chăm sóc cho em gái ruột mắc bệnh tâm thần đã nhiều năm - Ảnh: Vũ Thủy

Nhọc nhằn của bà

Bà ngoại của em Nguyễn Thị Ngân Hương (9 tuổi, ngụ Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) cũng là người ẵm bồng, nuôi nấng em từ lúc mới lọt lòng mẹ hơn 3 tháng tuổi khi mẹ mất sớm vì bệnh tật. 

"Nó không có cha. Khi mẹ nó mang thai, bác sĩ không cho giữ nó vì sức khỏe quá yếu nhưng mẹ nó vẫn cố giữ lấy con. Mẹ nó bảo với tui "sinh con ra rồi chết cũng được". Rồi ba tháng sau nó đi thiệt. Con bé kháu khỉnh, dễ thương, nhiều người hỏi xin nuôi mà tui không chịu" - bà Khuất Thị Kim Khanh (60 tuổi), bà ngoại của Hương nghẹn ngào kể.

Thằng Thiết, con Hương và... chuyện bà ngoại! - Ảnh 4.

Hương được một tay bà ngoại ẵm bồng, nuôi lớn - Ảnh: Vũ Thủy

Nuôi cháu, bà Khanh còn nuôi một người em đã 50 tuổi mắc bệnh tâm thần, phải lo từ vệ sinh đến ăn uống, tắm rửa. Hương năm nay học lớp 3, có đôi mắt to tròn đen láy và vui vẻ. Mỗi ngày bà ngoại đạp xe đạp đi giúp việc nhà cho người ta thì bà khóa trái cổng, Hương chỉ loanh quanh trong nhà học bài, ngó chừng người bệnh. 

Lúc ở nhà thì cô bé đu bà như hình với bóng. "Mỗi buổi giúp việc nhà được 200.000 đồng lo ăn uống cho cả nhà. Thằng con trai năm nay 17 tuổi cũng mới đi làm, lâu lâu cũng phụ giúp mẹ được chút ít, đóng tiền điện nước" - bà kể.

Gặp hai bà cháu cuối buổi chiều. Bà đi làm về mở cửa, Hương ào ra cái hẻm bé xíu vừa lọt được cái xe máy chơi đùa với mấy chú cún. Con bảo ước mơ của con là học ra làm bác sĩ chữa bệnh cho bà vì "bà con lắm bệnh lắm". Mỗi khi trái gió trở trời, bà ngoại đau đầu thì cô bé là thợ mát-xa, bóp đầu, xoa trán cho bà.

Từ ngày 24-7, báo Tuổi Trẻ sẽ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học nhận một suất học bổng "Đèn đom đóm", trị giá 3 triệu đồng/suất.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar