12/06/2020 09:54 GMT+7

Thằng Bờm kể xưa trên kênh YouTube Đồng ấu Bạch Long

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Bắt đầu từ tháng 6 này, thầy trò nghệ sĩ Bạch Long giới thiệu đến khán giả nhí chuỗi chương trình Thằng Bờm kể xưa trên kênh YouTube Đồng ấu Bạch Long.

Thằng Bờm kể xưa trên kênh YouTube Đồng ấu Bạch Long - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Bạch Long (vai ông Bụt), Bạch Vân Thanh (vai Hiếu Nhân) trong vở Con bạch mã và củ cải khổng lồ (ảnh chụp lại từ màn hình) - Ảnh: LINH ĐOAN

Mong muốn các cháu có thêm một chương trình để xem trong những ngày hè, tôi và các em đang cố gắng đưa chương trình ra mắt mỗi thứ bảy hằng tuần. Sau mùa hè, nếu được thì chương trình sẽ kéo dài quanh năm, cứ vậy, tỉ tê kể chuyện xửa chuyện xưa cho bọn trẻ.

Nghệ sĩ Bạch Long

Gần 20 năm ngưng hoạt động nhưng dường như cái tên Đồng ấu Bạch Long vẫn "sống" trong lòng nhiều người.

Bởi người thầy - nghệ sĩ Bạch Long - vẫn còn quá thương nghề và các học trò vẫn quý mến ông thầy. Rải rác qua từng thời kỳ, qua những cuộc hội thảo, cái tên nhóm hát Đồng ấu Bạch Long vẫn liên tục được nhắc như một kiểu mẫu về việc đào tạo những tài năng nhí cho sân khấu cải lương.

Không rầm rộ nhưng thỉnh thoảng người ta lại thấy thầy trò Bạch Long xuất hiện cùng nhau trong chương trình Cầu vồng tuổi thơ, sân khấu của nghệ sĩ Linh Huyền, chương trình giao lưu cải lương tuồng cổ...

Để học trò có nơi "dụng võ"

Mới đây, trong những ngày cả nước căng mình chống dịch COVID-19, thầy trò cùng hì hụi thực hiện một bài hát cổ động mang tên Bài hát diệt trừ corona đưa lên YouTube. Việc này khiến ai nấy đều khá bất ngờ vì ông thầy Bạch Long vốn "xa lạ" với cõi mạng, anh không tham gia bất cứ mạng xã hội nào.

Việc đưa bài hát cổ động lên mạng khiến Bạch Long suy nghĩ nhiều. Anh tâm sự: "Đoàn Đồng ấu Bạch Long không còn hoạt động nhưng nhiều em vẫn mê, vẫn tìm đến tôi để học. Sự yêu nghề của các em khiến tôi trăn trở rất nhiều.

Tôi nói với các em: ngày xưa thầy có tiền nên làm đoàn hát cho học trò diễn. Giờ thầy không còn khả năng nên nếu tụi con đồng lòng, chúng ta xây dựng kênh YouTube này để làm chương trình cho các em thiếu nhi, đồng thời các con cũng có nơi dụng võ, chứ thấy các con học hành bao nhiêu năm mà không có nơi để hát thầy thương!".

Từ suy nghĩ đó, thầy trò bắt tay vào làm. Trong nhóm Đồng ấu Bạch Long hiện tại có học trò Đổng Tường. Đổng Tường vốn là đạo diễn, mê hát, mê cải lương nên tìm đến thầy Bạch Long xin thọ giáo.

Việc quay hình các chương trình Thằng Bờm kể chuyện xưa do một tay Đổng Tường làm đạo diễn hình ảnh, hậu kỳ. Ông thầy bỏ công viết kịch bản. Các học trò tham gia tự mướn trang phục. "Kể cũng ngộ, ở năm 2020 mà thầy trò chúng tôi làm thủ công hết cho đỡ tốn kém" - nghệ sĩ Bạch Long cười nói.

Khai thác tối đa cải lương tuồng cổ

Mô hình mà thầy Bạch Long chọn cho chuỗi chương trình Thằng Bờm kể chuyện xưa làm gợi nhớ đến hình ảnh nhóm Líu Lo (gồm NSƯT Thành Lộc, Bạch Long, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Đình Toàn) chuyên kể chuyện cổ tích trên sóng HTV mấy chục năm trước mà nhiều khán giả vẫn còn nhớ.

Thằng Bờm kể chuyện xưa cũng có 5 thành viên, với Bạch Long là Bờm Cả, các học trò Chấn Cường (Bờm Cường), Bạch Vân Thanh (Bờm Thanh), Bạch Liên (Bờm Liên), Bạch Tú My (Bờm My). Nhóm "Bờm" sẽ dẫn chuyện, dẫn dắt các bé đi vào các câu chuyện cổ tích.

Nếu như nhóm Líu Lo chọn hình thức thể hiện là kịch nói, thì nhóm "Bờm" sẽ khai thác tối đa cải lương tuồng cổ. Mỗi chương trình dài khoảng 40 phút, tập đầu tiên với phần 1 của vở Con Bạch mã và củ cải khổng lồ, nhóm "Bờm" không chỉ dẫn chuyện mà còn tham gia diễn chung với các thành viên khác của Đồng ấu Bạch Long.

Do sử dụng "cây nhà lá vườn" nên tập 1 vẫn còn đó những vụng về, thô mộc, dù vậy đủ khiến khán giả cảm tình với cách thể hiện khá dung dị, hài hước.

"Thầy trò chúng tôi đang cố gắng rất nhiều, qua từng tập chỉnh sửa từ từ để chương trình mượt mà, hấp dẫn hơn. Chúng tôi đang gấp rút hoàn thành số thứ 2. Thực sự không dám nghĩ đến cái gì đó to tát, cứ cố gắng làm còn duy trì được đến lúc nào thì tùy duyên" - nghệ sĩ Bạch Long bày tỏ.

Một thời Đồng Ấu Bạch Long - 'Tổ khiến tôi làm thầy'!

TTO - Có những nghệ sĩ là những người thầy của rất nhiều ngôi sao hiện nay nhưng họ có cuộc sống khá âm thầm, lặng lẽ. Có nghệ sĩ cưng học trò như con, luôn đắm đuối với nghiệp “đưa đò” dù công việc này lấy đi của họ rất nhiều sức lực.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar