28/07/2023 15:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tháng 7 có thể là tháng nóng nhất trong trăm ngàn năm qua

Các dữ liệu cho thấy mức nhiệt trong ba tuần đầu tháng 7-2023 cao chưa từng thấy trong lịch sử thế giới cách đây vài ngàn năm, thậm chí là 100.000 năm.

Màn hình hiển thị nhiệt độ ngoài trời tại Trung tâm du khách Furnace Creek ở Vườn quốc gia Thung lũng Chết, California, vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Màn hình hiển thị nhiệt độ ngoài trời tại Trung tâm du khách Furnace Creek ở Vườn quốc gia Thung lũng Chết, California, vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Tháng 7-2023 có thể được ghi nhận là tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới và có thể là tháng nóng "chưa từng thấy" trong hàng nghìn năm qua. Đây là nhận định của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU).

Trong cảnh báo đưa ra ngày 27-7, hai cơ quan trên lưu ý rằng ba tuần đầu tháng 7-2023 đã ghi nhận nền nhiệt trung bình toàn cầu cao hơn bất kỳ giai đoạn nào được chọn để so sánh. 

WMO và C3S nhận định nhiều khả năng tháng 7-2023 sẽ là tháng nắng nóng nhất kể từ khi dữ liệu được ghi nhận hồi những năm 1940 đến nay.

Theo ông Carlo Buontempo - giám đốc C3S, nền nhiệt trong giai đoạn nói trên cao "đáng kể" và chênh lệch so với các thời kỳ được so sánh lớn đến mức các nhà khoa học cho rằng các kỷ lục nhiệt độ đã bị phá vỡ ngay cả trước khi kết thúc tháng 7. 

Cô Michelle đến từ Mỹ dùng quạt che nắng khi tham quan Đấu trường La Mã ở Rome, Ý ngày 11-7-2023 - Ảnh: REUTERS

Cô Michelle đến từ Mỹ dùng quạt che nắng khi tham quan Đấu trường La Mã ở Rome, Ý ngày 11-7-2023 - Ảnh: REUTERS

Ông Buontempo nói thêm rằng các dữ liệu chính thức mới nhất và dữ liệu trong quá khứ cho thấy mức nhiệt trong giai đoạn 3 tuần đầu tháng 7 nói trên có thể "chưa từng thấy trong lịch sử thế giới cách đây vài ngàn năm", thậm chí là 100.000 năm.

Trong tháng 7 này, nắng nóng gay gắt đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở nhiều nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, kèm theo đó là các vụ cháy rừng trên khắp Canada và nhiều nước Nam Âu.

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cảnh báo nắng nóng cực đoan kéo dài sẽ trở thành mô hình khí hậu của thế giới trong tương lai. 

"Thật đáng buồn là biến đổi khí hậu đã gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên thế giới trong tháng 7 này và hình thái thời tiết này sẽ tăng mạnh trong tương lai", ông nói.

Kể từ cuối những năm 1800, thế giới đã chứng kiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên khoảng 1,2 độ C. Mức nhiệt này đang gia tăng ở quy mô và tần suất lớn hơn do con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch. Kèm theo những đợt sóng nhiệt như vậy là sự gia tăng xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt.

Mới đây, theo nhận định của nhóm các nhà khoa học thuộc World Weather Attribution - tổ chức chuyên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, những đợt nắng nóng gay gắt nói trên ở châu Âu và Bắc Mỹ "gần như không thể xảy ra" nếu không có tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo C3S, tháng nóng nhất được ghi nhận trước đây là tháng 7-2019. Dự kiến vào đầu tháng 8 tới, C3S sẽ công bố dữ liệu cuối cùng liên quan đến những nhận định về khí hậu thế giới.

Đồng khô lúa héo, hồ cạn cá chết vì nắng nóng kéo dài

Người nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh 'nóng ruột' bởi nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua khiến nhiều hồ đập khô cạn, đồng lúa nứt nẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nắng nóng

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar