02/03/2018 21:44 GMT+7

Thâm nhập trung tâm mua bán vi cá mập Hong Kong

TRẦN NGỌC LONG
TRẦN NGỌC LONG

TTO - Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 50% thương mại quốc tế về vi cá mập. Trong năm 2015 đã có 5.500 tấn sụn vi cá mập nhập khẩu vào Hong Kong.

Ngày 29-12-2017, các nhân viên hải quan Hong Kong đã kiểm tra một container hàng đến từ Peru và tìm thấy 464kg vi cá mập phơi khô trị giá 370.000 USD. Số hàng lậu này bị nghi là vi cá mập búa, một trong các loài cá mập đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trước đó vào tháng 3-2017, hải quan Hong Kong thông báo đã tịch thu 1.280kg vi cá mập không có giấy tờ hợp lệ đến từ Ấn Độ, Ai Cập, Kenya và Peru.

Thâm nhập trung tâm mua bán vi cá mập Hong Kong - Ảnh 1.

Cá mập xanh bị đe dọa do bị đánh bắt lấy vi làm xúp - Ảnh: wwf.fr

Khi bạn ăn một chén xúp vi cá mập ở Hong Kong, có khả năng đó là vi cá của một loài cá mập đang bị đe dọa tuyệt chủng

Tiến sĩ Damien Chapman (Đại học Quốc tế Florida)

Đầu mối mua bán và tái xuất

Hong Kong được xem là đầu mối thế giới về mua bán vi cá mập. Chị Yuen Ping Chow, chủ tịch Quỹ bảo vệ cá mập ở Hong Kong, đánh giá: "Hong Kong chiếm 50% thương mại quốc tế về vi cá mập. Trong năm 2015 đã có 5.500 tấn sụn vi cá mập nhập khẩu vào Hong Kong".

Chị Tracy Tsang, làm việc cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Hong Kong, giải thích: "Tại Hong Kong, món vi cá mập được phục vụ trong các tiệc cưới hay tết âm lịch, các bữa tiệc kinh doanh và tiệc sinh nhật. Món này rất đắt tiền nên khách mời tỏ thái độ kính nể một khi chủ tiệc đặt món vi cá mập". Theo điều tra của Quỹ bảo vệ cá mập ở Hong Kong, 98% trong 375 nhà hàng bán thức ăn Trung Quốc ở Hong Kong đã đưa món xúp vi cá mập vào thực đơn chào mừng tết âm lịch năm 2016.

Ngày 10-6-2017, Tổ chức bảo vệ quyền động vật WildAid Hong Kong đã tổ chức biểu tình trước nhà hàng chính của chuỗi nhà hàng Maxim’s ở Hong Kong để phản đối món xúp vi cá mập. Những người biểu tình hô khẩu hiệu: "Nếu chúng ta ngừng mua, chúng ta cũng có thể ngừng thảm sát (cá mập)".

Chuỗi nhà hàng Maxim’s khẳng định chỉ dùng vi cá mập xanh nhưng theo một số dữ liệu khoa học gần đây, số lượng cá mập xanh trên thế giới đang giảm sút do bị đánh bắt quá mức.

Tổ chức WildAid Hong Kong khẳng định qua hình ảnh do máy ghi hình giấu kín thu được, tại các nhà hàng Hong Kong thực khách rất dễ đặt món từ các loài cá mập bị đe dọa như cá nhám voi, cá nhám phơi nắng, cá mập da trơn. Đây là các loài cá mập được ghi trong phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và cần phải được kiểm soát nhằm tránh khai thác quá mức.

Ngoài vai trò đầu mối tiêu thụ vi cá mập, Hong Kong còn là bản lề tái xuất vi cá mập. Anh Stan Shea, đại diện cho Tổ chức Bloom ở địa phương, ghi nhận: "Vi cá mập được phân loại, phơi khô rồi vận chuyển từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục". Ngoài ra, một số lượng vi cá mập còn được chuyển sang các nhà máy ở Việt Nam sơ chế tẩy trắng trước khi đưa sang Trung Quốc.

Các nước châu Á có cộng đồng Hoa kiều đông đảo như Indonesia, Malaysia hay Singapore là những địa phương tiêu thụ số lượng vi cá mập đáng kể. Chị Tracy Tsang nói thêm: "Từ lâu chúng tôi ghi nhận số lượng vi cá mập tái xuất sang Macau gia tăng. Vi cá mập được tiêu thụ trong các nhà hàng hạng sang phục vụ các sòng bạc".

Thâm nhập trung tâm mua bán vi cá mập Hong Kong - Ảnh 3.

Vi cá mập khô bán trong cửa hàng ở Hong Kong tháng 3-2017 - Ảnh: AFP

Vi cá mập vào Hong Kong thế nào?

Theo thăm dò của Tổ chức bảo tồn biển Bloom (Pháp), 73% người Hong Kong được hỏi cho biết từng ăn xúp vi cá mập trong tiệc cưới và 41% từng ăn vi cá mập ở nhà hàng trong 12 tháng gần nhất. Điều lạ lùng là chỉ 5% khẳng định thích món ăn này. Chị Yuen Ping Chow giải thích: "Cho dù họ không đánh giá cao xúp vi cá mập nhưng phần lớn dân Hong Kong vẫn cứ ăn để khỏi làm mếch lòng chủ tiệc". Người dân Trung Quốc cho rằng người dùng xúp vi cá mập muốn thể hiện đẳng cấp trong xã hội.

Phần lớn vi cá mập nhập vào Hong Kong từ Tây Ban Nha, Đài Loan và Indonesia. Ba quốc gia và vùng lãnh thổ này có các đội tàu cá lớn có khả năng đánh bắt xa bờ. Các ngư dân Đài Loan có khi đi đến tận đảo quốc Fiji ở châu Đại Dương. Tây Ban Nha đảm trách 57% sản lượng cá mập đánh bắt của châu Âu. Từ 1/3-1/4 số vi cá mập ở Hong Kong đến từ đất nước châu Âu này.

Khoảng 92% vi cá mập đến Hong Kong bằng đường biển và 8% còn lại vào Hong Kong bằng đường hàng không. Đến cuối năm 2017 đã có 17 công ty vận tải biển chiếm 80% thị phần thế giới cấm vận chuyển vi cá mập. Hãng vận tải tàu biển Maersk lớn nhất thế giới là doanh nghiệp đầu tiên thông báo cấm vận chuyển hàng hóa có nguồn gốc vi cá mập trên toàn cầu từ năm 2010.

Sau đó, khoảng 30 hãng hàng không cũng ban hành quy định tương tự các hãng tàu biển. Cathay Pacific ở Hong Kong là hãng hàng không đầu tiên ban hành lệnh cấm vận chuyển cá mập và các sản phẩm từ cá mập vào tháng 9-2012, sau đó cấm hoàn toàn sản phẩm từ vi cá mập vào tháng 6-2016.

Trên thực tế, khối lượng vi cá mập nhập khẩu vào Hong Kong vẫn không giảm so với năm 2015. Đầu năm 2016, vi cá mập vẫn theo tàu của Hãng Maersk và máy bay của các hãng Virgin Australia, Cathay Pacific đến Hong Kong. Nguyên nhân do các chủ hàng khai lập lờ đó là cá.

Ông Tim Smith, đại diện cho Hãng tàu Maersk ở khu vực Bắc Á, ghi nhận một số nhà buôn đã cung cấp tờ khai giả để qua mặt lệnh cấm. Trên báo South China Morning Post tháng 1-2018, chị Tracy Tsang khẳng định bọn buôn lậu tìm cách đưa vi cá mập lên tàu bằng cách khai báo chung chung là hàng hải sản khô hay thủy sản.

Thâm nhập trung tâm mua bán vi cá mập Hong Kong - Ảnh 4.

Lô hàng 464kg vi cá mập phơi khô bị Hải quan Hong Kong phát hiện ngày 29-12-2017 - Ảnh: sauvegardedesrequins.wordpress.com

Số lượng cá mập giảm 98%

Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Damien Chapman ở Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) đăng trên tạp chí khoa học Conservation Biology đầu tháng 11-2017 chứng minh theo kết quả nghiên cứu ADN, vi cá mập bán trong các cửa hàng hải sản ở Hong Kong liên quan đến 76 loài, trong đó có 1/3 loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Còn theo Tổ chức WildAid, mỗi năm trên thế giới có khoảng 100 triệu con cá mập bị giết. 73 triệu con trong số này bị lấy vi cá làm xúp. Đây là nguyên nhân khiến 98% số lượng cá mập giảm sút kể từ năm 2002.

Thái Lan là nước xuất khẩu vi cá mập nhiều nhất thế giới với 22.467 tấn từ năm 2012 đến năm 2016. Phần lớn vi cá mập được chuyển đến Hong Kong, sau đó đưa sang thị trường Trung Quốc đại lục. Hơn 50% người Thái Lan được hỏi cho biết từng ăn xúp vi cá mập và sẽ tiếp tục ăn như thế.

**********

Kỳ tới: Đông, Tây đều cấm cắt vi cá mập

TRẦN NGỌC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar