13/11/2017 10:46 GMT+7

Thầm lặng nuôi giấc mơ đến trường

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TTO - Dù khó khăn thế nào vẫn cho con, cho cháu đến trường - đó là quyết tâm của những người bà, người cha, người mẹ. Họ mong ước rồi đây con cháu sẽ vươn lên thoát nghèo

Thầm lặng nuôi giấc mơ đến trường - Ảnh 1.

Phương Nhi (trái) và Ngọc Lan - học sinh trường Tiểu học Phạm Văn Chiêu (Q.12) - Ảnh: MINH PHƯỢNG

Chuyện của Phương Nhi và ước mơ học chữ

Tân Phương Nhi, học sinh lớp 1/3 trường Tiểu học Phạm Văn Chiêu (Q.12, TP.HCM) đã học 4 năm lớp 1 - đó không phải vì Nhi ham chơi hay không cố gắng mà Nhi rất ham học, nỗ lực, không nản chí.

Con nói năng cũng khó khăn. Con làm toán thì được 9 điểm nhưng môn tiếng Việt con không thể nhớ được mặt chữ và ghép chữ, dù con luôn cố gắng học".

Bé Phương Nhi

Ba mất lúc mẹ có bầu Nhi được 7 tháng. Nhi sinh non khi mới được 7,5 tháng và em chỉ nặng 1,1 kg. Khi Nhi mới được 3 tháng tuổi thì mẹ lại bị suy thận mãn rồi qua đời. Lúc này, bà ngoại vừa làm cha, vừa làm mẹ để nuôi nấng và chăm sóc Nhi.

Bất hạnh chưa dừng lại khi bác sĩ thông báo Nhi bị dư một đốt xương sống, buộc phải can thiệp để loại bỏ đốt sống ấy. Vì sức đề kháng quá yếu, nếu mổ thì khả năng duy trì sự sống không cao. Do đó, bác sĩ phải dùng tia laze để đốt cho đốt sống rụng đi. 

Giữ được mạng sống cho Phương Nhi là một may mắn lớn, nhưng cũng từ ấy trí não của em bị ảnh hưởng. "Bác sĩ bảo cháu 4 tuổi thì trí não cháu chỉ bằng đứa trẻ mới sinh ra thôi", bà ngoại Nhi cho biết.

Do điểm môn Tiếng Việt không đủ nên Phương Nhi không thể lên lớp được. Tuy nhiên, Nhi vẫn không mặc cảm, lại cố gắng đi học lại từ đầu như vậy.

"Cháu bảo cháu muốn đi học lắm nên tôi cũng cố gắng cho cháu đến lớp. Có những đêm 23g đêm hai bà cháu vẫn vật lộn với những con chữ, nhưng do trí nhớ cháu bị ảnh hưởng nên phải chịu thôi" - bà Mai Thị Dung, bà ngoại của Nhi cho biết.

Trước đây, bà Dung làm công nhân ở công ty nhưng phải xin nghỉ vì không có ai chăm sóc cháu, hơn nữa chồng bà bị đụng xe nằm một chỗ cũng 2,5 năm nay. 

"Bây giờ tui đi làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy như dọn dẹp nhà cửa, phụ quán ăn... Nhiều khi 23g đêm tui mới về đến nhà" - bà Dung chia sẻ. 

Khó khăn khi phải xoay sở như vậy nhưng bà bảo sẽ cố gắng để Nhi được đến lớp, được gặp bạn bè, được sống đúng với tuổi thơ của mình.

Cha mẹ phụ hồ nuôi con đến lớp

Học cùng trường với Phương Nhi là Gíap Thị Ngọc Lan, học sinh lớp 4/9. Lan cũng là một cô bé có ham học, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn. Lan cho biết hiện nay ba mẹ không có nhà nên cả nhà ở nhờ nhà của một người bác.

Hằng ngày, con tự đạp xe đến trường. Về tới nhà thì con tự học bài, không để ai phải kèm hay nhắc nhở gì. Con ước mơ sau này làm bác sĩ".

Bé Ngọc Lan

Cứ sáng sớm, ba mẹ Lan đã rời khỏi nhà để đi phụ hồ. "Ba con đi làm công trình, thường thì một tuần mới về nhà một lần. Mẹ cũng đi phụ cho ba, đi làm từ sáng đến tối mới về", Lan cho biết.Ở nhà, Lan tự lo lắng cho mình, tự giác học bài, ý thức về việc học của mình.

Cô học trò này cũng cho biết để thực hiện ước mơ ấy, em luôn cố gắng học tập và các năm học vừa qua đều đạt kết quả tốt.

Biết cha mẹ đi làm ở công trường nắng nôi vất vả, về đến nhà là lưng áo toàn mùi mồ hôi, cát, bụi dính đầy nên Lan thương cha mẹ lắm. Do đó, sau giờ học về nhà, Lan làm hết việc nhà cho cha mẹ cũng như biết nấu cơm chờ cha mẹ về ăn. 

"Ba mẹ con đi làm tháng được mấy triệu nhưng con biết có rất nhiều khoản phải lo lắng. Con cũng không bao giờ đòi mẹ mua quần áo, đồ chơi hay đòi đi đâu chơi. Ở nhà, con toàn ăn cơm với cá, với rau thôi à" - Lan cho biết.

Đã nghèo còn gặp nạn

Ba mẹ cũng đi làm phụ hồ để cho con được đến trường là hoàn cảnh của em Nguyễn Hữu Thịnh, học sinh lớp 1/4 trường Tiểu học Hồ Văn Thanh (Q.12).

Thầm lặng nuôi giấc mơ đến trường - Ảnh 4.

Cậu học trò Nguyễn Hữu Thịnh, học sinh lớp 1/4 trường Tiểu học Hồ Văn Thanh (Q.12) - Ảnh: MINH PHƯỢNG

Thịnh cho biết nhà em có hai anh em. Anh trai Thịnh hiện đang học lớp 3. Ba mẹ theo công trình đi phụ hồ cả ngày nên ở nhà, hai anh em Thịnh tự học, tự chơi với nhau. Thịnh kể mẹ mới bị té giàn giáo gãy tay nên hiện nay có mỗi ba đi làm được để lo cho cả nhà.

"Con thích đến trường vì có bạn vui. Thấy mẹ bị tai nạn, con cố học tốt để mẹ đỡ buồn."

Bé Nguyễn Hữu Thịnh

Anh Nguyễn Tiến Dũng - ba của Thịnh chia sẻ: "Cả hai vợ chồng đều đi phụ hồ, công việc này cũng thất thường nên việc ngày có ngày không. Để lo cho các con thì ráng dù ngày nắng cũng như mưa, khỏe cũng như bệnh, tôi đều cố đi làm để các con được ăn học đầy đủ".

Anh Dũng cho biết mỗi ngày đi phụ hồ như vậy anh kiếm được hơn hai trăm ngàn. "Hai vợ chồng chịu khó làm và nhín nhịn ăn uống, chi tiêu mới đủ để lo cho con" - Anh Dũng nói.

Hiện nay, sau khi học buổi sáng xong, Thịnh được cô chủ nhiệm rước về nhà cô ăn cơm rồi chiều cô lại chở đi học.

Anh Dũng cho biết "lo cho tụi đi học được như vậy cũng cực lắm nhưng ráng chứ biết sao". Hai vợ chồng quê ở Quảng Ngãi vô Sài Gòn mưu sinh được mấy năm nay. 

Trước đó, anh để các con ở quê nhờ ông bà trông còn hai vợ chồng vào đây làm. Muốn các con được ăn học đàng hoàng, vợ chồng anh quyết định đón các con vào đây dù biết chi phí đi học, sinh hoạt cao hơn ở quê.

Không phụ lòng cha mẹ, Thịnh rất ngoan và chăm học. Cậu học trò này "khoe": "Con thích đến trường vì có bạn vui. Con cũng được cô giáo khen học tốt".

Từ ngày 24-7, báo Tuổi Trẻ sẽ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học nhận một suất học bổng "Đèn đom đóm", trị giá 3 triệu đồng/suất.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar