21/08/2015 10:00 GMT+7

“Thảm họa tài chính” do ung thư

HIẾU TRUNG (Từ Bali, Indonesia)
HIẾU TRUNG (Từ Bali, Indonesia)

TT - Ngày 20-8, Viện y tế toàn cầu George công bố nghiên cứu khẳng định ung thư sẽ trở thành gánh nặng khổng lồ với xã hội và hệ thống y tế các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nếu không nhanh chóng hành động để thay đổi tình hình.

Bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa xạ 3 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trong tình trạng các giường đều quá tải, mỗi giường phải ghép 3-4 bệnh nhân (ảnh chụp ngày 20-8) - Ảnh: HỮU KHOA

Trong cuộc họp báo tại Bali (Indonesia), giáo sư Mark Woodward, đại diện Viện George, cho biết nghiên cứu Chi phí ung thư ASEAN (ACTION) được thực hiện trên 9.513 bệnh nhân tại tám nước Đông Nam Á trong 12 tháng sau khi phát hiện bệnh ung thư.

Số bệnh nhân ở Việt Nam tham gia chiếm 20%, tương đương 1.916 người. Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% số bệnh nhân ở ASEAN rơi vào tình trạng “thảm họa tài chính” do phải chi quá nhiều tiền chữa ung thư.

Khoảng 29% qua đời ngay trong năm đầu tiên sau khi phát hiện bệnh. Phần lớn người có điều kiện tài chính tốt cũng gặp khó khăn kinh tế qua năm thứ hai và phải tiêu tốn hầu như toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Nirmala Bhoo-Pathy thuộc ĐH Malaya (Malaysia) ước tính trung bình một bệnh nhân ung thư vú ở Đông Nam Á phải chi tới 15.000 USD/năm (gần 340 triệu đồng) để điều trị. Với GDP bình quân Đông Nam Á năm 2014 khoảng 3.553 USD (khoảng 79 triệu đồng), nhiều người bệnh rơi vào cảnh nghèo đói.

Kiệt quệ tiền bạc

Giáo sư Hasbullah Thabrany thuộc ĐH Indonesia cho biết chi phí điều trị tùy thuộc vào từng căn bệnh ung thư. Có những bệnh nhân tham gia nghiên cứu ACTION phải tiêu tốn tới 80.000 USD/năm, gấp hàng trăm lần mức lương tối thiểu ở Đông Nam Á.

“Đại đa số người dân bình thường tại Đông Nam Á nếu mắc bệnh ung thư sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính không có lối thoát - giáo sư Thabrany nhấn mạnh - Nếu bệnh nhân phát hiện ung thư muộn, như ở giai đoạn 3 và 4, thì nguy cơ chết tăng gấp năm lần và khả năng rơi vào thảm họa tài chính cao hơn 50%”.

Một số bệnh nhân Đông Nam Á có mặt tại Bali kể lại câu chuyện của mình. Bà Aung - 52 tuổi, người Myanmar, bị ung thư vú cách đây hai năm - kể bà phải vay mượn tiền của người thân, hàng xóm... để chữa bệnh. Không đủ sức khỏe, bà bị mất việc. Em trai bà, một trong những người hỗ trợ bà hết mình, cũng qua đời vì ung thư gan.

Viện George cảnh báo ung thư có thể trở thành đại dịch đối với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ước tính có hơn 770.000 ca ung thư mới và 527.000 người thiệt mạng tại Đông Nam Á vào năm 2012. Số ca nhiễm mới dự kiến tăng 70% lên 1,3 triệu vào năm 2030.

Riêng ở Việt Nam, báo cáo Ung thư toàn cầu của Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho biết năm 2012 có hơn 12.500 ca nhiễm ung thư mới và gần 95.000 người thiệt mạng. Viện George cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, phải hành động khẩn cấp để bảo vệ người dân trước nguy cơ thảm họa tài chính từ ung thư.

Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế dự báo số ca ung thư mới và thiệt mạng tại Việt Nam

Năm

2015

2020

2030

Ca mới

~ 14.000

> 16.000

> 20.000

Số chết

10.600

12.500

16.700

 

Phải ưu tiên y tế hàng đầu

“Nếu nhìn vào số liệu, chúng ta có thể thấy chi phí chữa các bệnh không truyền nhiễm như ung thư đang trở thành nguồn gốc gây đói nghèo ở Đông Nam Á. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế các quốc gia” - giáo sư Woodward phân tích.

Ông cho rằng hiện các nước khu vực chưa xác định được ung thư không chỉ đe dọa các hộ gia đình mà cả xã hội và nền kinh tế. Báo cáo của IARC ước tính năm 2012, số bệnh nhân ung thư toàn cầu thiệt mạng lên đến 8,2 triệu người, đưa ung thư trở thành sát thủ số 1 thế giới.

Các chuyên gia tham gia nghiên cứu ACTION kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á lập tức mở rộng bảo vệ tài chính cho bệnh nhân ung thư thông qua những chương trình bảo hiểm y tế xã hội và chăm sóc y tế.

Giáo sư Bhoo-Pathy kêu gọi các nước khu vực triển khai chương trình tầm soát ung thư sớm càng nhiều người dân càng tốt. Bởi đây là biện pháp hiệu quả nhất để giảm chi phí điều trị và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

“Nghiên cứu ACTION cho thấy gần 88% bệnh nhân khi phát hiện ung thư thì bệnh đã chuyển từ giai đoạn 2 sang 3 và 4. Chỉ vỏn vẹn 12% bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn 1. Phát hiện ung thư sớm sẽ giảm chi phí cho cá nhân, hộ gia đình và chính phủ, qua đó hỗ trợ sự phát triển kinh tế” - giáo sư Bhoo-Pathy quả quyết. Giáo sư Thabrany nhấn mạnh ung thư không phải án tử hình, quan trọng nhất là phát hiện sớm.

Ung thư không phải “trời kêu ai nấy dạ”

Giáo sư Thabrany cho rằng mọi người thường có quan niệm rất sai lầm rằng ung thư là bệnh “trời kêu ai nấy dạ”. “Đó là tư tưởng hoàn toàn sai, bệnh ung thư chủ yếu xuất phát từ lối sống - ông giải thích - Như tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi đang gia tăng chủ yếu do 60% nam giới ở Đông Nam Á hút thuốc”.

Giáo sư Thabrany cho biết việc người dân Đông Nam Á hiện nay tiêu thụ quá nhiều chất béo cũng làm tăng nguy cơ ung thư. “Ung thư không phải do số, nếu sống lành mạnh, vệ sinh, bạn có thể tự bảo vệ mình trước căn bệnh này” - giáo sư Thabrany nói.

HIẾU TRUNG (Từ Bali, Indonesia)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Đang nằm viện vì bị đâm thủng bụng, anh P. tiếp tục bị một người đàn ông hành hung.

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới

Mang đậm dấu ấn ngành sữa New Zealand, Meadow Fresh - sữa tươi nguyên chất nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand vừa ra mắt nhận diện mới cho dòng 200ml tiện lợi cho người dùng

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar