15/05/2022 19:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thái sư Lưu Cơ là ai mà nhiều nhà nghiên cứu đề xuất phải được đặt tên đường phố ở Hà Nội?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 40 năm cai quản thành Đại La, qua 3 triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý, là người đã trao chìa khóa và ‘sổ đỏ’ tòa thành Đại La cho vua Lý Công Uẩn khi vua dời đô về Thăng Long, nhưng Thái sư Lưu Cơ ít được nhắc đến trong sử sách.

Thái sư Lưu Cơ là ai mà nhiều nhà nghiên cứu đề xuất phải được đặt tên đường phố ở Hà Nội? - Ảnh 1.

Thành Đại La - kinh thành Thăng Long xưa, nơi Thái sư Lưu Cơ đã có 40 năm cai quản đợi ngày "giao chìa khóa" cho vua Lý Công Uẩn - Ảnh tư liệu BTC cung cấp

Hướng tới kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013 - 2023), ngày 15-5, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ".

Tại hội thảo, các nhà sử học đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy Thái sư Lưu Cơ là một danh nhân lịch sử, có nhiều công lao to lớn với dân tộc trải qua 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.

Người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long

GS.TSKH Vũ Minh Giang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - trích dẫn Đại Việt sử ký toàn thư khẳng định đây là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất 12 sứ quân.

Lưu Cơ là một trong tứ trụ triều đình (Tể tướng Nguyễn Bặc, Thái sư Lưu Cơ, Ngoại giáp Đinh Điền và Thượng thư Trịnh Tú) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thống nhất đất nước, phò tá triều đình và ổn định xã hội.

Ông Giang dẫn theo Đại Việt sử lược cho biết Thái sư Lưu Cơ kiêm nhiệm chức vụ đô hộ phủ sĩ sư, chức quan đầu triều trông coi hình án, tư pháp, hình ngục.

Ông cai quản vựa lúa lớn nhất, cũng là kho người, kho của ở Lĩnh Nam là Giao Châu (đồng bằng Bắc Bộ) liên tục 40 năm (971 - 1010), xuyên suốt 3 triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý.

Ông Giang khẳng định Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thành Đại La, trung tâm đô hộ của phong kiến phương Bắc, thành kinh đô của nước Đại Việt độc lập tự chủ.

Trong quá trình tu sửa, ông đã cho cổng thành quay về hướng Nam, hướng về kinh đô Hoa Lư, thay vì hướng về phương Bắc như chính quyền đô hộ đã làm. Điều này theo ông Giang là biểu hiện sâu sắc của ý thức dân tộc.

Thái sư Lưu Cơ còn là người chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn. Điều này giải thích tại sao chỉ trong một thời gian rất ngắn, triều đình nhà Lý đã có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long.

"Sau hơn 40 năm trông coi, tu tạo thành Đại La, chính Lưu Cơ là người đã trao chìa khóa và ‘sổ đỏ’ tòa thành này cho vua Lý Công Uẩn", TS Nguyễn Việt - giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á - cũng khẳng định.

Nhưng sau này, Thái sư Lưu Cơ không được nhà Lý trọng dụng và nhắc đến nhiều trong sử sách, hậu thế ít người biết đến ông, nên việc ghi nhận, tôn vinh và truyền bá công lao của ông thì còn nhiều thiếu sót.

Thái sư Lưu Cơ là ai mà nhiều nhà nghiên cứu đề xuất phải được đặt tên đường phố ở Hà Nội? - Ảnh 2.

Đình Đại Từ - di tích lịch sử cấp tỉnh tại xã Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên) thờ Thái sư Lưu Cơ - Ảnh: BTC cung cấp

Đề xuất đặt tên đường Thái sư Lưu Cơ tại Hà Nội

Đồng tình với quan điểm phải ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với Thái sư Lưu Cơ, nhà sử học Dương Trung Quốc kiến nghị các nhà quản lý văn hóa xem xét để Thái sư Lưu Cơ có một vị trí tôn vinh trong di tích Hoàng thành Thăng Long và Thủ đô Hà Nội.

Ông Quốc nói việc "làm rõ thân thế và sự nghiệp của Thái sư Lưu Cơ không chỉ vì vinh quang của một cá nhân hay gia tộc mà là sự tôn trọng lịch sử, sự tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân".

Bà Nguyễn Thị Dơn - phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội - cho rằng những tư liệu lịch sử về Thái sư Lưu Cơ sẽ đóng góp, bổ sung cho việc trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề giai đoạn lịch sử tiền Thăng Long của Bảo tàng Hà Nội, di tích Hoàng thành Thăng Long.

Ngoài ra, bà Dơn kiến nghị, với công lao 40 năm cai quản thành Đại La, chuẩn bị mọi tiền đề cho công cuộc dời đô ra Thăng Long của vua Lý Thái Tổ, Thái sư Lưu Cơ rất xứng đáng được đặt tên cho một đường phố ở Hà Nội.

GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên phó vụ trưởng Vụ Bảo tồn - bảo tàng (tiền thân của Cục Di sản văn hóa ngày nay) - cũng đánh giá Thái sư Lưu Cơ xứng đáng được đưa vào nội dung thuyết trình tại di tích Hoàng thành Thăng Long, được đặt tên đường phố và trường học tại Hà Nội.

Huyền thoại gò Rồng Ấp 'ám chỉ' vua Lý Công Uẩn là con thiền sư Vạn Hạnh

TTO - Trong kịch bản vở Huyền thoại gò Rồng Ấp , chi tiết 'ám chỉ' vua Lý Công Uẩn chính là con của thiền sư Vạn Hạnh đã được đưa vào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar