13/01/2018 13:52 GMT+7

Thai nhi có thể bị còi xương

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)

Vitamin D thiếu hụt trong thời kỳ mang thai, không những đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người mẹ, mà còn là nguyên nhân cho hàng loạt các hiểm họa về tương lai cho trẻ.

Thai nhi có thể bị còi xương - Ảnh 1.

Phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày. Ảnh: theportlandhospital.com

Trên thế giới, ngay cả các nước gần xích đạo (nơi có nhiều ánh sáng mặt trời), thì tỷ lệ thiếu vitamin D vẫn tồn tại và ước tính khoảng 1 tỷ người bị thiếu vitamin D.

Khi có thai, người mẹ bị thiếu vitamin D sẽ là nguyên nhân sinh ra trẻ bị thiếu vitamin D, còi xương ngay từ trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những ảnh hưởng đến sự phát triển của con:  

- Tăng tỷ lệ sinh non (thậm chí tới 50 lần), tăng tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân

- Rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương biến dạng xương, sâu răng sau này.

- Chậm phát triển thể chất, trẻ dễ bị còi xương, thấp còi ảnh hưởng đến đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.

- Tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng như hô hấp và hen; Ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của thai nhi, của trẻ sơ sinh cho tới tuổi trưởng thành.

- Rối loạn sức khỏe tâm thần như gia tăng bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt và chậm phát triển trí tuệ.

- Các cơn co giật

- Các rối loan bẩm sinh

Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị còi xương:

Trẻ có thóp rộng 4-5 cm trở lên, các mảnh xương sọ không khít với nhau do bờ rìa chưa vôi hoá, ấn lõm hộp sọ. Trẻ có tình trạng hạ canxi máu, hay khóc cơn (khóc dạ đề).

Những ảnh hưởng khi mẹ bị thiếu vitamin D:

- Gia tăng gấp 5 lần tiền sản giật

- Gia tăng một số bệnh như cao huyết áp, ung thư, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, tâm thần  sau đẻ…

- Tăng tỷ lệ mổ đẻ

- Tiểu đường trong thai kỳ tăng gấp 3 lần

- Nhiễm khuẩn âm đạo tăng gấp 2 lần

Biểu hiện của thiếu vitamin D ở người mẹ:

- Thông thường là kín đáo và khó phát hiện. Đau do co cứng cơ (chuột rút) đau lưng, đau xương cổ tay, nhức mỏi xương …

- Xét nghiệm vitamin D trong máu thấp

Nguyên nhân thiếu vitamin D:

- Thiếu vitaminD là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi. 

- Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin.

- Người phụ nữ không được tư vấn sử dụng vitamin D trước, trong thai kỳ.

- Không tắm nắng thường xuyên, đầy đủ

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitaminD, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitaminD hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu can xi cho phụ nữ từ 19-49 tuổi là 1000 mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1200 mg/ngày. Bà mẹ cho con bú là 1300 mg/ngày

Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitaminD cho thai nhi, người phụ nữ cần:

- Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 đến 20 phút.

- Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1000 đơn vị/ ngày.

- Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu can xi như cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.

Hạnh phúc nhất của người phụ nữ là được thực hiện các chức năng thiên bẩm của mình làm vợ, làm mẹ và sinh con ra khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Để khi mang thai và sinh con ra cả người mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, các bà mẹ trước trong khi có thai hãy chủ động tham khảo và được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Không thích ngày thứ Hai? Đây không chỉ là nỗi sợ thông thường, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe.

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Từ biểu hiện đi ngoài ra máu, mệt mỏi, ăn uống kém, tại cơ sở y tế các bác sĩ phát hiện người đàn ông cùng một lúc mắc hai loại ung thư nguy hiểm.

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar