23/08/2020 09:29 GMT+7

Thái Lan tái chế rác đại dương

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Cách đây 5 năm, 100.000 chiếc dép kẹp và xăngđan trôi dạt vào bờ biển xinh đẹp của quần đảo Satun, Thái Lan.

Thái Lan tái chế rác đại dương - Ảnh 1.

Những đôi dép Tlejourn đều mang theo thông điệp về môi trường - Ảnh: AA MEDIACORP

Trong lúc đi nhặt rác thải đại dương, một nhóm các tình nguyện viên môi trường tên Trash Hero (Anh hùng Rác) tìm thấy những chiếc dép này và mang lại cho chúng số phận mới.

"Tôi đã liên hệ với họ để hỏi xin một ít rác thải đại dương" - ông Nattapong Nithi Uthai, giảng viên bộ môn công nghệ polymer và cao su của ĐH Prince of Songkla tại tỉnh Pattani, kể với kênh Channel News Asia (Singapore) ngày 21-8 về mối liên hệ với nhóm tình nguyện Trash Hero.

Ông Nattapong đã rất ngạc nhiên khi rác được chuyển đến nhà ông. Đó là hàng chục ngàn chiếc giày dép dơ bẩn, không đủ đôi và vô giá trị được nhặt từ biển, chất lên nhau trên một xe tải 10 bánh trước nhà.

"Họ nói họ nhặt 80 tấn rác thải đại dương trong ba tháng và phần của tôi là 8 tấn, bao gồm khoảng 100.000 chiếc dép hư. Tôi đã không thể hình dung sẽ có nhiều rác thải đại dương đến như vậy. Thật không thể tưởng tượng được khi bạn không tận mắt chứng kiến" - ông Nattapong cho biết.

Núi dép trước cửa nhà và thực tế tiềm ẩn của rác thải đại dương đã thúc đẩy ông Nattapong tìm giải pháp. Nhóm của ông, bao gồm các sinh viên ông đang hướng dẫn, chọn phát triển một mô hình doanh nghiệp biến những chiếc dép kẹp bỏ đi trên các bờ biển Thái Lan thành những đôi dép mới chất lượng cao và có giá trị. Dự án được gọi là Tlejourn, có nghĩa là "Lênh đênh trên biển" trong tiếng Thái.

Ngày nay, Tlejourn đã phát triển thành một doanh nghiệp xã hội không chỉ tái chế rác thải đại dương, mà còn hỗ trợ nền kinh tế địa phương và giúp nâng cao nhận thức về rác thải đại dương thông qua sản phẩm là những đôi dép kẹp.

Những đôi dép đầy màu sắc của Tlejourn đều được làm từ những mảnh vụn của những chiếc giày dép bị vứt bỏ. Mỗi đôi đều là duy nhất và mang thông điệp về vấn nạn rác thải.

Thái Lan đang đối mặt với thách thức to lớn về môi trường từ hàng triệu tấn rác thải nhựa. Thực tế, Thái Lan là nước "đóng góp" nhiều thứ 5 về lượng rác thải trong đại dương. Đầu tháng 8, bộ trưởng môi trường Thái Lan đã kêu gọi mọi người hành động để giải quyết các thách thức về môi trường mà đất nước đang đối mặt.

Số lượng rác thải khổng lồ trong đại dương cũng đã khiến nhiều người dân Thái Lan có ý thức hơn về môi trường. Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm làm từ vật liệu tái chế ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các cửa hàng địa phương.

Dép kẹp Tlejourn được những người bảo vệ môi trường biết đến nhiều. Những người sở hữu thương hiệu thời trang Tlejourn cũng mong muốn chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của họ cũng như làm điều gì đó cho môi trường. Hiện doanh nghiệp xã hội Tlejourn đã có hơn 20.000 lượt theo dõi trên trang Facebook của mình, và con số này ngày càng tăng.

Khác với những nhãn hiệu giày dép khác, Tlejourn không quá chú trọng đến thiết kế, mà là về câu chuyện của rác thải và những gì người tiêu dùng có thể làm cho môi trường và xã hội. "Câu chuyện của chúng tôi là một sản phẩm thật sự" - ông Nattapong nói.

Hằng tuần, những tình nguyện viên của Trash Hero tại Thái Lan vẫn đi nhặt rác. Những chiếc giày, dép bị vứt đi đều được để riêng ra và chuyển về cơ sở sản xuất của Tlejourn tại tỉnh Pattani. Chúng được làm sạch, cắt vụn, trộn với keo và nén thành tấm trước khi được cắt thành đế dép theo từng kích thước khác nhau. Tùy vào thiết kế, những đôi dép của Tlejourn có giá 13 - 64 USD.

1.650 tấn

Tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận Trash Hero vẫn tiếp tục công việc thu gom rác thải trên khắp thế giới. Với hơn 330.000 tình nguyện viên toàn cầu, Trash Hero đến nay đã nhặt hơn 1.650 tấn rác thải, bao gồm ít nhất 36 triệu chai nhựa.

Lo chống COVID-19, mỗi ngày con người thải thêm hàng ngàn tấn rác nhựa

TTO - Theo số liệu của nhà chức trách Bangkok, có tới 3.432 tấn nhựa đã bị vứt đi ở thủ đô Thái Lan mỗi ngày vào tháng 4. Các loại chai và ly nhựa, túi nilông, hộp xốp chiếm tới 80%.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar