2022
Thách thức
và
vận
hội
mới
cho Việt Nam








Thế
giới
2 năm
Covid-19


Từ những căn bệnh "lạ" không rõ nguồn lây...

WHO vào cuộc

Đại dịch toàn cầu

Ngã rẽ chiến lược chống dịch

Cuộc đua kit xét nghiệm và vắc xin COVID-19

Biến thể Delta – kẻ thù của nhiều quốc gia

Những câu hỏi chưa lời giải

Ẩn số Omicron
Việt Nam

2 năm đại dịch

“Nếu chúng ta sẵn sàng…”
Hùng
mạnh hơn
sau khủng hoảng

Câu chuyện doanh nghiệp vượt qua đại dịch và phát triển
Ngay sau những ngày giãn cách kết thúc vào đầu tháng 10-2020, ông Nguyễn Văn Thứ, giám đốc Công ty GC Food, đã liên tục có những chuyến công tác tại Đắk Lắk để chuẩn bị xây dựng nhà máy cấp đông củ quả dự kiến khởi công đầu năm 2022.
Nhà máy có tổng vốn đầu tư 100 tỉ đồng chuyên sơ chế và cấp đông các sản phẩm chủ lực như là bơ, sầu riêng, xoài, khoai lang… để xuất khẩu vào các thị trường như là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông…
Trong khi nhiều doanh nghiệp và ngành nghề chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, kết quả kinh doanh của GC Food trong năm 2020 lại rất khả quan với hai sản phẩm chủ lực là thạch nha đam và thạch dừa cùng nhiều loại nông sản chế biến khác.

Theo ông Nguyễn Văn Thứ, dịch bệnh COVID-19 là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt ngành sản xuất nông nghiệp. Việc sống chung với dịch là điều bắt buộc trong toàn xã hội để thích ứng với thời buổi dịch bệnh.

GF Food vẫn duy trì được đà tăng trưởng bởi vì đã xây dựng được nền tảng trong cả chục năm qua thông qua mối liên kết chặt chẽ với người dân tạo vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến sản phẩm đạt chuẩn cao của các nước nhập khẩu và quan hệ đối tác.
"Chúng tôi sẵn sàng sản xuất rồi xếp hàng trong kho để giúp người nông dân thu hoạch nguyên liệu và giúp cho người lao động có công ăn việc làm trong thời gian dịch bệnh", ông Thứ cho biết.

Việt Nam đang dần được lựa chọn thay cho Thái, Malaysia, Trung Quốc là điểm đến của "người mua lớn" từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc với các sản phẩm nông sản. Đó là lý do vì sao GC Food đầu tư nhà máy mới tại Đắk Lắk, bởi nơi đây có vùng nguyên liệu rất tốt để trồng các loại trái cây như bơ, xoài, sầu riêng, khoai lang…
Với việc xây dựng nhà máy mới tại Đắk Lắk cùng mở rộng vùng nguyên liệu các sản phẩm chủ lực, GC Food đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 650 tỉ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 50% như năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 350 tỉ (tăng trưởng 67%) và doanh thu nội địa đạt 300 tỉ đồng (tăng trưởng 47%).
Hoạt động của doanh nghiệp
Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý 3-2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp.
Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ. Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 trên phạm vi toàn quốc đã góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
cho
thấy
doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1-2022 với 81,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ
ổn
định và tốt hơn so với quý 4-2021.

Xuất khẩu đạt kỷ lục mới
Trong tháng 12-2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
với
tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỉ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so
với
cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỉ USD, tăng
22,6%
so
với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%

Trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 69,7%).

Công nghiệp tiếp tục khởi sắc sau giãn cách
Sản xuất công nghiệp trong quý 4-2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực
hiện
Nghị
quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19 . Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong
đó
công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.


Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi các loại giảm 40,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 18,4%; đường kính giảm 8,5%; bia các loại giảm 7,8%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,5%; thủy hải sản chế biến và thức ăn cho thủy sản cùng giảm 3,9%.


Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục trên 48,6 tỉ USD, vượt hơn 6 tỉ USD so với Chính phủ giao.
Năm 2021, có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD là gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su.

Để có kết quả ấn tượng như vậy, những ngành đóng góp chủ lực phải kể đến là trồng trọt. Trong đó nông sản chính 21,49 tỉ USD, lâm sản chính 15,96 tỉ USD, thủy sản trên 8,89 tỉ USD, chăn nuôi 434 triệu USD. Năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành cũng tăng 2,85 - 2,9%, tỉ lệ che phủ rừng 42,02%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc trung nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, qua hai năm đại dịch COVID-19 rất nhiều ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều ngành nghề suy giảm sản lượng doanh số nhưng nông nghiệp và thực phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng. Bởi dù kinh tế, khoa học, công nghệ có phát triển đến thế nào đi chăng nữa thì nhu cầu về ăn uống, dinh dưỡng của con người vẫn là một trong những nhu cầu quan trọng và cơ bản nhất, không thể cắt giảm.
Với vị thế là một cường quốc sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản và thực phẩm quan trọng cho toàn thế giới như lúa gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, ca cao, khoai mì, tôm, cá tra, trái cây… Việt Nam càng có cơ hội củng cố vị thế nhà cung cấp hàng đầu và thêm cơ hội cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Với những thế mạnh đã có và xu hướng ngày càng lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nông sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới. Hơn nữa, nông sản ngày nay gắn liền với thực phẩm.
Chúng ta đã có những nguồn nguyên liệu rất lớn, chất lượng được kiểm chứng qua xuất khẩu đi hàng trăm nước, đây là cơ hội để ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam phát triển dựa trên các thế mạnh này. Tôi đã thấy nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các nhà máy chế biến sâu để đưa sản phẩm có giá trị gia tăng xuất khẩu thay vì xuất khẩu nguyên liệu.
Khi quỹ đất cho trồng trọt và chăn nuôi đã hết, năng suất cây trồng vật nuôi đạt tới ngưỡng, chế biến chính là động lực tăng trưởng mới cho nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai. Nông nghiệp sẽ tiếp tục là bệ đỡ của nền kinh tế trong thời gian dài sắp tới.
2022 và vận hội mới cho Việt Nam

Đây là lúc để chúng ta hít một hơi thật sâu và tin rằng tình huống tệ nhất đã nằm lại sau lưng
Ông Tim Evans
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam

Nhiều xu hướng mới giúp doanh nghiệp phải thay đổi, thích ứng
Ông Nguyễn Hồng Diên
Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tỷ lệ tiêm chủng ấn tượng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của sản xuất và dịch vụ
Ông Andrew Jeffries
Giám đốc quốc gia của ADB tại
Việt Nam

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo sẽ duy trì và có thể mở rộng hơn
Bà Nguyễn Thị Hương
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch
và đầu tư

Doanh nghiệp Việt Nam đừng quên thị trường nội địa
TS. Đậu Anh Tuấn
Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Việt Nam đang thích ứng với xuất khẩu khá tốt
GS. Hoàng Văn Cường
Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa XV

Động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế năm 2022 sẽ nằm ở đầu tư công
PGS.TS Tô Trung Thành
Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân
Nội dung: Hàng Duy Linh - Lan Anh - Trần Mạnh - Ngọc An - Bảo Ngọc - Như Bình
Hình ảnh: Ngọc Hiển - Tấn Lực - Bửu Đấu - Duyên Phan - Nam Trần - Nguyễn Khánh
Thiết kế: VŨ HOÀNG - HẢI PHI Trình bày: ĐÌNH KHÁNH Concept: BẢO SUZU
Tổ chức thực hiện: CÁT KHUÊ