29/01/2014 10:01 GMT+7

Tết Việt đã thành tết của mình

BẢO CHÂU - YẾN TRINH
BẢO CHÂU - YẾN TRINH

TTO- Người nước ngoài ở Việt Nam lâu năm và cả những người mới sang vài năm khi được hỏi đều cho biết họ xem tết cổ truyền Việt Nam như tết của mình bởi tết Việt có nhiều phong tục độc đáo khó quên.

Anh Shiokawa Minoru (thứ tư từ trái sang) ăn bữa cơm ngày tết ấm cúng với các món Việt - Ảnh: Thanh Tùng

Tết Việt nhiều ý nghĩa

Silvain Aumon, 27 tuổi, là giáo viên tiếng Pháp tự do (vào cuối tuần) và giáo viên tiếng Anh tình nguyện (trong tuần). Silvain đến Việt Nam năm 2011 và đã trải qua hai cái tết ở VN. "Năm ngoái, ngày 23 tết tôi mới tới Việt Nam và ở lại một mái ấm để dạy tiếng Anh cho trẻ em. Tôi đã ăn tết cùng các em nhỏ với nhiều món ăn Việt như bánh tét, thịt kho trứng, dưa món… Tôi cảm thấy rất tuyệt” – anh nói.

Đối với anh, ý nghĩa ngày tết quan trọng là sự sẻ chia, ở bên những người mình yêu quý nên anh thấy rất hứng thú với việc dạy tiếng anh và trải qua cái tết đầu tiên ở Việt Nam với công việc tình nguyện. Sau đó, anh dạo chơi ở các quận trung tâm thành phố để “thấm” ý nghĩa ngày tết.

Ilija Monderau (phải), sinh viên Đức, đang học gói bánh tét ở nhà người bạn Việt Nam - Ảnh: Yến Trinh

Tết năm nay, Silvain khá hồi hộp vì quá nhiều dự định. Anh định sẽ về nhà bạn gái người Việt ở miền Tây, định "ra mắt” bằng cách thử nấu những món ăn Việt, rồi đi du lịch nhiều nơi ở Việt Nam. Anh cười: "Lúc đầu, tôi khá là ngạc nhiên vì chẳng biết Tết là gì. Khi còn ở Pháp, tôi đã được nghe nói về ngày năm mới của người Trung Quốc vì nó rất phổ biến Khi đến Việt Nam, nhiều người bạn Việt Nam đã giải thích cho tôi sự khác nhau của hai bên cũng như ý nghĩa của ngày Tết, về âm lịch, nguồn gốc và những điều mà nó đại diện. Tôi nghĩ tất cả những ngày lễ của đất nước đều quan trọng, thống nhất, mang lại niềm hạng phúc và niềm vui đặc biệt trong những khoảng thời gian khó khăn. Người Việt Nam thật sự rất thú vị, luôn tự hào chia sẻ về truyền thống dân tộc và tôi phải nói rằng được ăn Tết chung với người Việt là một niềm hứng thú và tôi xem tết Việt như tết của mình vậy”.

Đón tết ở quê vợ

Cưới nhau đã 3 năm nhưng đây là lần đầu tiên hai vợ chồng anh David Rosenblatt có thể thu xếp công việc ở TPHCM để về quê vợ tại Bắc Giang. Anh David đã sống ở Việt Nam được 10 năm, bắt đầu từ một lần anh bay sang Singapore, khi máy bay bay ngang qua Việt Nam thì anh đã ngay lập tức phải lòng đất nước "quá xinh đẹp dù chỉ nhìn qua ô cửa sổ máy bay" này.

Hai vợ chồng người Mỹ trang hoàng nhà cửa đón tết Việt ở chung cư Ngô Tất Tố (Q.Bình Thạnh) - Ảnh: Yến Trinh

Chừng đó năm sống ở Việt Nam cũng là bấy nhiêu năm anh đón Tết cổ truyền tại đây. Rành rẽ cách gọi tên từng món ăn Việt, từ củ kiệu, dưa muối, bánh Tết đến thịt kho trứng, canh khổ qua, anh cho biết: "Những năm trước dù ở xa gia đình nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn vì ở đây tôi có nhiều bạn bè, hàng xóm cũng rất quan tâm đến tôi, sợ tôi bị cô đơn trong dịp Tết. Năm ngoái, thậm chí mẹ và em trai tôi còn bay sang Việt Nam để ăn Tết cùng hai vợ chồng tôi nữa".

Nói về chuyến đi sắp tới về Bắc Giang, anh David không giấu được vẻ hồi hộp: "Vợ tôi rất lo lắng về cái lạnh ở miền Bắc, chuẩn bị đủ thứ. Riêng tôi thì hơi lo vì cô ấy nói sẽ có rất đông người đến để... xem mặt tôi, vì ở làng nhỏ đó, không có mấy người nước ngoài lui tới. Tuy nhiên, tôi cũng rất háo hức vì đây là lần đầu tiên tôi có thể đi chúc Tết, thăm viếng họ hàng thật sự của gia đình mình, như một người Việt Nam thực thụ".

“Uống chút rượu cho giống người Việt”

28 tết, anh và các cộng sự ở công ty rau hữu cơ Niconicoyasai vẫn nhộn nhịp, rộn ràng đóng gói, vận chuyển rau củ quả. Chỉ lên lịch làm việc, anh Shio vui vẻ cho biết: "Không có Tết, ở đây không đóng cửa ngày Tết đâu, mở cửa suốt thôi!" Được biết, với cam kết cung cấp rau suốt 365 ngày cho Family Mart, công ty của anh phải đảm bảo về lượng rau kể cả những ngày Tết, bên cạnh đó, nhu cầu về rau của người nước ngoài cũng không thay đổi bao nhiêu, bất kể dịp Tết. Chính vì thế, Tết năm nay, dù đã cho tất cả nhân viên Việt Nam về quê ăn Tết, anh và các cộng sự người Nhật vẫn sẽ tiếp tục làm việc như bình thường.

Anh Shiokawa Minoru vẫn bận rộn với công việc trồng rau trong tết - Ảnh: Thanh Tùng

Đã sống tại Việt Nam suốt 8 năm qua, nói viết tiếng Việt thành thạo, anh Shiokawa đã rất quen thuộc với không khí Tết tại Việt Nam: "Trước đây tôi sống ở Buôn Ma Thuột, Tết trời rất lạnh và mọi người thường uống rượu với nhau vào dịp Tết rất vui. Bây giờ ăn Tết ở đây, do bận làm việc nên chắc là chỉ họp mặt, ăn uống với nhau vào đêm giao thừa cho giống người Việt Nam” - anh vui vẻ nói.

BẢO CHÂU - YẾN TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar