20/01/2020 20:05 GMT+7

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa

KHÁNH TRẦN
KHÁNH TRẦN

TTO - Chiếc bánh phồng thơm phức, vừa mềm vừa dai do chính tay ngoại làm. Khi dùng lại cuốn thêm một ít cơm dừa là ngon hết sẩy.

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 1.

Mỗi dịp tết đến, con cháu lại về sum vầy bên ông bà. Không khí rộn ràng tất bật làm bánh phồng của gia đình ông Lê Văn Chân (71 tuổi, xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Mỗi dịp tết đến xuân về, ngoại lại trổ tài làm bánh mừng con, cháu về sum vầy. Chiếc bánh phồng do ngoại làm phải nói ăn một lần là nhớ mãi.

Từ 5h sáng, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nguyệt (68 tuổi, xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau) đã rộn ràng tiếng cười nói: "Con lột khoai giúp ngoại. Xong thì mang rửa sạch rồi luộc chín, lâu lâu thăm một lần để nó khét nồi con nghen", "Mẻ bánh này ngon à", "Quếch cho đều tay vào",...

Chiếc bánh phồng được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở quê nhà. Mấy củ khoai mì trắng mập được cụ ông Lê Văn Chân (71 tuổi) đào về từ chiều hôm qua đã được luộc chín. Con Út dậy sớm hơn mọi ngày, ra chợ mua trăm gam mè. Vài trái dừa khô dày cơm nhà trồng đã được móc xuống để đó chờ mẻ bánh phồng hoàn thành, trộn vào là thưởng thức.

Ngồi ngấu nghiến cuốn bánh phồng cơm dừa, mấy đứa cháu nhỏ cứ tặc lưỡi khen ngon. Mùi thơm thanh thao của khoai mì hòa với một ít nước cốt dừa rồi quết mạnh đều tay đã tạo nên độ dẻo và dai cho cái bánh, lấy cơm dừa làm nhân để cái bánh béo và mềm.

Bà Nguyệt chia sẻ: "Làm bánh phồng phải qua nhiều công đoạn. Để kịp phơi nắng tốt (nắng buổi trưa), tôi phải sai mấy đứa nhỏ dậy sớm, luộc khoai, ngồi coi khoai vừa chín thì tắt lửa, mang ra quết liền khi khoai còn nóng để khi thành bột không bị sượng, quết mạnh và đều tay, trộn nước cốt dừa vào để bột khoai mềm, dẻo và cũng làm tăng độ béo ngọt cho mẻ bánh. Sau đó, nắn thành từng viên rồi cán đều tạo hình dáng ban đầu của chiếc bánh phồng. Khi vừa cán xong, cũng vừa kịp lúc nắng lên, dán bánh lên vỉ rồi mang ra phơi vài tiếng là có thể dùng".

Còn ông Lê Văn Chân cho biết món bánh này đã có từ rất lâu đời, ông không rõ do ai truyền lại nhưng chỉ biết có xuất xứ từ bên U Minh (U Minh giáp ranh với xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau). 

"Cứ 26, 27 tết là nhà nào cũng thình thịch tiếng chày quết bánh phồng. Ngày xưa, thời chiến tranh đâu có bánh trái gì ăn, đến tết nhà nào cũng mần bánh này riết rồi thành truyền thống", vừa ăn cuốn bánh ngon lành, ông Chân vừa cười nói.

Bánh phồng ở đây có 2 loại, bánh phồng nếp và bánh phồng khoai mì. Bánh phồng khoai mì được ưu tiên hơn vì nguyên liệu có sẵn, dễ chế biến. Nó cũng được ưa thích vì sự đa dạng trong cách dùng, nếu dùng để nướng thì bánh sẽ được phơi nắng từ 2- 4 tiếng, nếu dùng cuốn cơm dừa thì phơi 1-2 tiếng.

Dịp tết – dịp đoàn tụ, sum vầy – dịp thưởng thức những chiếc bánh đậm hương vị miền Tây và cũng là dịp để ngoại trổ tài vai trò đầu bếp trưởng, truyền dạy cho đời sau.

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 2.

Những củ khoai mì ngon nhất, mập nhất được chọn để làm nguyên liệu làm bánh - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 3.

Khoai khi luộc chín, phải lập tức tách ra để lấy chỉ khoai rồi mới quết (phần lõi cứng) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 4.

Quết khoai phải có kinh nghiệm, quết mạnh và đều tay khi khoai còn nóng hổi vì làm như vậy bột khoai mới dẻo và mịn đều, không bị óc trâu (sượng, đóng cục) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 5.

Nước cốt dừa sẽ được cho vào quết đúng lúc khoai vừa thành bột, điều này tạo độ béo, ngọt cho mẻ (ổ) bột - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 6.

Bà Nguyệt cho biết, những viên bột phải đều và tròn như nhau vì như vậy sẽ dễ cán và tránh được tình trạng bánh lớn, bánh nhỏ khi phơi không đều, bánh ra không đẹp - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 7.

Cán bánh chia làm hai bước, bước 1 cán nhẹ đều tạo nên hình dáng ban đầu cho cái bánh, bước 2 cán mạnh tay để hoàn thành chiếc bánh - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 8.

Bánh được phơi nắng từ 1-2 tiếng nếu dùng để cuốn nhân cơm dừa, phơi 2-4 tiếng nếu dùng để nướng - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 9.

Khi nào dùng bánh mới cho nhân cơm dừa vào cuốn, vì để lâu bánh sẽ bị hôi dầu dừa không dùng được - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Tết về quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa - Ảnh 10.

Chiếc bánh truyền thống có từ lâu đời đã gắn liền với biết bao thế hệ con người ở vùng Cà Mau. Ngày nay, khó có thể tìm mua món bánh này, thường thì người dân quê chỉ làm để ăn trong dịp tết - Ảnh: KHÁNH TRẦN

Nem công chả phượng: món ngon đứng đầu trong tứ đại bát trân

TTO - Ẩm thực trong ngày Tết hết sức quan trọng: làm sao vừa ăn ngon mà còn trang trọng để có thể dùng cúng tổ tiên. Nem công, chả phượng là món ăn bí truyền mà nhiều người mới chỉ nghe, chưa được thấy!

KHÁNH TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Đoàn tàu hoa phượng đỏ 10 điểm, siêu nhiều điểm check-in di động’

Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thùy Linh (Hải Phòng) sau khi trải nghiệm trên đoàn tàu hoa phượng đỏ trong ngày đầu tiên đoàn tàu lăn bánh.

‘Đoàn tàu hoa phượng đỏ 10 điểm, siêu nhiều điểm check-in di động’

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Sau sáp nhập, tỉnh mới này sẽ sở hữu hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam, trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có cảnh sắc thơ mộng, trữ tình.

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Cây bằng lăng đại thụ gốc to 2 mét hút du khách mê check-in thượng nguồn sông Gianh

Ở thượng nguồn sông Gianh, thuộc địa phận xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), có một cây bằng lăng cổ thụ sừng sững như một biểu tượng của sự trường tồn. Hoa đang đến mùa nở rộ, khiến nhiều người thích thú đến check-in.

Cây bằng lăng đại thụ gốc to 2 mét hút du khách mê check-in thượng nguồn sông Gianh

Ninh Thuận yêu cầu nhiều sở kiểm điểm vì thiếu trách nhiệm để dự án du lịch 13 năm ì ạch

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Đỏ ở xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải) là dự án quy mô lớn của tỉnh Ninh Thuận nhưng sau hơn 13 năm triển khai, đến nay tiến độ chỉ mới đạt 5%.

Ninh Thuận yêu cầu nhiều sở kiểm điểm vì thiếu trách nhiệm để dự án du lịch 13 năm ì ạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar