13/02/2016 09:14 GMT+7

Tết vẫn ra khơi

TIẾN TRÌNH
TIẾN TRÌNH

TT - Tết năm nay, hàng loạt ngư dân ở Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đều ra khơi đánh bắt.

Từ sau rằm tháng chạp, khi nhà nhà bắt đầu chuẩn bị sắm tết thì ngư dân Trần Phú Nhuận cùng nhiều bạn tàu ở địa phương đi mua cho mình nhu yếu phẩm cần thiết để chuẩn bị ra khơi. 

Đối với ngư dân, việc ra khơi phải kéo dài hàng tháng, đồng nghĩa với chuyện họ phải trải qua cái tết không sum họp bên gia đình.

Theo anh Nhuận, ban đầu vợ con anh rất buồn, bạn bè nghe anh ăn tết biển cũng kéo đến nhà để... ăn tết sớm. Một mùa, hai mùa... rồi những cái tết xa nhà của ngư dân này trở thành bình thường. Cái tết thật sự đến với họ là khi trở về sau một con nước bội thu.

“Tết biển thường là “ngon” nhất trong năm. Không thấy ai thất mùa cả” - ngư dân Trương Hữu Toàn đúc kết. Anh Toàn giải thích sở dĩ mùa tết biển thường trúng hơn vì đây là thời điểm nhiều loài hải sản sinh sôi, trên ngư trường lại ít tàu bè, tàu cá nào chịu bám biển.

Ngư dân Nguyễn Quốc Nam (huyện U Minh, Cà Mau), hành nghề câu mực, cũng cho biết: “Mấy ngày tết, mỗi đêm tụi tui câu gần tấn mực. Phải mùa nào cũng vậy thì “ấm” luôn”.

Không chỉ nghề câu mực, nghề lưới vây trên biển Tây có một mùa tết biển đầy đặn. Từ biển, ngư dân Trương Hữu Toàn gọi về nói anh vừa bán được đợt cá đánh bắt trong mấy ngày tết, thu gần 200 triệu đồng.

Khi chúng tôi hỏi về cái tết ngoài khơi, anh Toàn nói nhiều tàu tranh thủ thời gian neo vào các đảo Thổ Chu, Nam Du, Hòn Chuối, Hòn Đốc, Hòn Tre... để lên ăn tết chung với người dân trên đảo.

Không khí tết ở đảo không thua gì đất liền. Như tại đảo Hòn Chuối, toàn bộ người dân trên đảo kéo ra khu đất trống gần cảng, hùn tiền mua bia và bánh trái để mở tiệc. Ngư dân từ các tàu lên xin “ăn tết chung” được cởi mở đón tiếp.

“Còn nếu không gần đảo thì tụi tui... ăn tết bộ đàm” - ngư dân Phan Văn Lil (thị trấn Sông Đốc) giải thích. Mấy ngày tết, anh trở thành “ca sĩ bộ đàm”, nhiều tàu cứ bật bộ đàm lên yêu cầu anh hát cho bớt nhớ nhà.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết thị trấn có gần 1.000 tàu đánh bắt lớn nhỏ, chưa kể các tàu ở nơi khác đến đây neo đậu, bán hải sản, mua nhu yếu phẩm để ra khơi. Từ nhiều năm nay, ngư dân Sông Đốc có tập quán ra khơi vào mùa tết.

Sau khi vào bờ, các ngư dân được chủ tàu, gia đình tổ chức cho ăn tết muộn, coi như họ được... hai cái tết. “Mùa tết này, thị trấn có chừng 200 tàu đi “ăn tết biển”. Tuy chưa vào đất liền, nhưng tình hình đánh bắt rất khả quan” - ông Cảnh nói.

TIẾN TRÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 7-5-2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Trên mạng xã hội tràn lan vé mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc lễ hội Hoa Phượng đỏ, rao bán công khai với giá từ 1 đến 3 triệu đồng/cặp.

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar