28/01/2025 08:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tết thương hồ, hạ bạc miền Tây

Mùa Tết trên sông không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn trở thành biểu tượng cho hồn cốt của vùng đất 'trên cơm dưới cá'…

Tết thương hồ, hạ bạc miền Tây - Ảnh 1.

Những ngày giáp Tết, trên các bè cá người dân rộn ràng sơn sửa lại bè, dọn dẹp sạch sẽ, mua chậu bông cúc, mai vàng để trang trí các góc cột, giữa gian bè, biến không gian sống thành một "ngôi nhà Tết" nổi bật giữa dòng sông.

Buôn bán đến tận giao thừa

Đối với khách thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn là ngôi nhà di động. Ngày Tết, dù công việc buôn bán tất bật, khách thương hồ vẫn dành thời gian để trang hoàng ghe thật đẹp, không thua kém những ngôi nhà trên bờ.

Một góc ghe thường được dành riêng để bày biện hoa Tết rực rỡ, từ chậu cúc vàng, nhánh mai khoe sắc đến tấm liễn đỏ "xuất nhập bình an", "ngũ phúc lâm môn" dán trước cửa ghe giản dị nhưng chứa đầy không khí xuân về.

Nghề thương hồ, đặc biệt vào dịp Tết, luôn bận rộn không ngơi tay, thậm chí buôn bán đến tận giao thừa.

Tuy vậy, dù công việc có vất vả thế nào, những người sống đời lênh đênh trên sông vẫn luôn dành thời gian để sửa soạn, chuẩn bị cho mình một mâm cúng giao thừa thật đầy đủ và ý nghĩa "cầu dừa khổ qua" hay "cầu dừa đủ xài (xoài)".

Từ 23 tháng chạp, các gia đình thương hồ bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng tiễn đưa ông Táo từ ghe về trời.

Khác với người sống trên bờ, thay vì thả cá chép họ thường thả một chiếc thuyền nhỏ tượng trưng làm từ thân cây chuối, với niềm tin rằng sống trên ghe thì ông Táo cũng cần ghe thuyền để về Thiên đình tấu trình.

Đến ngày 28 Tết, không khí trở nên náo nhiệt hơn. Người ta cọ rửa ghe sạch sẽ, tẩy rong rêu, sơn phết, vẽ lại mắt và các họa tiết cho ghe như một cách "mặc áo mới".

Chiếc ghe - vật gắn bó cả đời với họ - cũng cần được tân trang, chuẩn bị cho một năm mới thuận buồm xuôi gió và mọi chuyến đi đều hanh thông.

Cùng với việc sửa soạn ghe, khách thương hồ cũng không quên các nghi lễ tâm linh quan trọng. Ngoài mâm cúng rước ông bà, họ còn chuẩn bị một mâm cúng đặc biệt dành cho Bà Cậu - vị thần bảo hộ sông nước theo tín ngưỡng của người miền Tây.

Mâm cúng này thể hiện lòng thành kính và những nguyện ước cho một năm an lành, thuận buồm xuôi gió.

Những gia đình khá giả thường cúng tam sên, cặp vịt, biểu tượng của sự nhanh nhẹn và linh hoạt, trong khi những gia đình khó khăn chỉ cần một trái dừa, với mong muốn "nổi" như dừa trên nước, ghe đi xuôi chèo mát mái, thuận buồm xuôi gió, buôn bán hanh thông.

Ký ức về những ghe bầu gánh hát cải lương

Mỗi dịp Tết, dân hạ bạc vẫn giữ một thói quen rất đáng trân trọng: tạm dừng việc đánh bắt, nhường sự yên bình lại cho dòng sông. Các đoạn sông vốn từng sôi động với cảnh đánh bắt như ở đầu nguồn An Phú, Đồng Tháp Mười hay sông Vàm Nao nay trở nên yên ả và tĩnh lặng.

Những ngày này ghe thương hồ tấp lại kề bên nhau, lai rai nói chuyện làm ăn năm qua được mất ra sao.

Từ ghe này bước sang ghe kia chia sẻ miếng khô, hũ ớt ngâm giấm hay chai rượu gò mà họ đã cất giữ từ lâu chờ Tết đến.

Không khí "ăn Tết" trên ghe thấm đẫm chất sông nước mà chứa đựng đầy nghĩa tình, như lục bình trôi vô định nhưng vẫn tim tím trổ hoa cho đời thêm đẹp.

Ghe hạ bạc lặng lẽ neo đậu bên bờ, khói bếp tỏa lên từ những bữa cơm chay giản dị nhưng thấm đượm nghĩa tình với những câu chuyện đầy triết lý về một năm "có cho, có nhận", "sống thương sông ắt Bà Cậu đãi"…

Một nét đẹp khác của Tết miền Tây chính là ký ức về những ghe bầu gánh hát cải lương. Ghe bầu tấp vào xóm nào, không khí nơi đó xôn xao hẳn lên, từ già đến trẻ đi chơi Tết chỉ mong đến chiều tối để ra coi cải lương cho thỏa đam mê.

Làng nào ngày Tết mời được gánh hát tới diễn, coi như làng ấy có một cái Tết rất "bảnh" và khởi đầu cho một năm xôm tụ, vui tươi, rộn rã.

Ngày nay dù ghe bầu gánh hát không còn, nhưng hình ảnh ấy vẫn được tái hiện ở một số nơi như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), nơi các nghệ sĩ trình diễn vọng cổ trên xuồng ba lá, đi dọc dòng sông, nhất là vào các dịp lễ hội và Tết.

Một năm khởi đầu bằng mùa Xuân, mùa Xuân lại khởi đầu từ ba ngày Tết. Chính vì thế mà ba ngày Tết trên sông rộn rã là một tín hiệu, cũng là cách gửi gắm vào sông mơ ước một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy ghe, xuôi chèo mát mái và thuận buồm xuôi gió.

Tết thương hồ, hạ bạc miền Tây - Ảnh 2.

Bạn đã thử chơi Tết theo cách riêng của người miền Tây chưa?

Về miền Tây, du khách chơi Tết hãy thử trải nghiệm cảm giác mới lạ khi ngồi trên “cây” uống cà phê hay nghỉ dưỡng trên thuyền phòng, hứa hẹn sẽ rất thú vị cho bạn và gia đình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar