07/02/2005 12:01 GMT+7

Tết Đoan Ngọ

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Báo Người Lao Động)
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Báo Người Lao Động)

Tôi muốn xin phép nhân dịp mọi người đang quan tâm đến vấn đề lễ hội để bảo vệ một ngày lễ từ lâu đã mai một dần ý nghĩa trong nhận thức của dân tộc, đó là tết Đoan Ngọ.

Phóng to
Tôi muốn xin phép nhân dịp mọi người đang quan tâm đến vấn đề lễ hội để bảo vệ một ngày lễ từ lâu đã mai một dần ý nghĩa trong nhận thức của dân tộc, đó là tết Đoan Ngọ.

Nguyên đó là ngày giỗ của ông Khuất Nguyên, vị quan trung thần của nước Sở (Trung Quốc) vì can vua không nghe, đã nhảy xuống sông Mịch La tự trầm. Nhưng đó là thuộc về giai thoại Trung Quốc, đâu có dính líu gì đến lịch sử và văn hoá VN.

Có lẽ người xưa quan niệm rằng lời can ngăn là một vị thuốc trị bệnh (thuốc đắng đã tật) nên người Việt ta dùng ngày giỗ Khuất Nguyên để nhắc nhở đến truyền thống trị bệnh cứu đời của ngành đông y ngày xưa.

Hiện nay ngày Tết Đoan Ngọ vẫn giữ tục giết sâu bọ cho trẻ em (nghĩa là xổ giun sán) bằng cách cho trẻ con ăn trái cây. Còn người lớn thì ăn cơm rượu để trừ giun. Ngày nay trong thôn xóm thường có hàng rong đi rao bán cơm lên men ở nồng độ cao để người lớn “ giết sâu bọ”. Đến giữa trưa, những người đau mắt (đỏ mắt hoặc đau mắt hột) đua nhau nhỏ chanh vào mắt rồi ra đứng nhìn thẳng vào mặt trời, nói là để trị bệnh mắt. Người ta còn đổ đi khắp nơi hái nhiều thứ lá hoang dại về phơi khô để uống thuờng xuyên, gọi là lá mồng năm.

Trong các chợ quê ở Huế, thường có những bà hàng quán bán các thứ lá mồng năm, gói thành từng lọn nhỏ dùng để uống thay nước chè. Người ta tin rằng một số lá cây thường có dược tính nên xếp chúng vào truyền thống Đoan Ngọ, tuy nhiên phiên chợ nào cũng có bán. Lá mồng năm thì tùy từng địa phương, gồm có các loại thường thấy, như lá ngũ gia bì (hay là mía ngấy), dùng để ăn chóng tiêu; lá lạc tiên ( còn gọi lá nắm nêm, lá chùm bao…) dùng trị bệnh mất ngủ; lá vằng uống bổ huyết, đặc biệt dùng cho sản phụ mới đẻ dậy; dây tơ hồng buông thành rừng, dọc vàm sông, hái về uống thay lá chè.

Các loại lá mồng năm, ngoài việc trị bệnh, còn là một nguồn thức uống hằng ngày, thay cho cây chè, lá gì nấu ra cũng có màu nâu đục, vị thơm ngon. Lá mồng năm chính là một dấu vết kỷ niệm của ngành đông y trong đời sống, chứng tỏ vị trí cao quý của người thầy thuốc trong xã hội Việt Nam ngày xưa.

Ở Huế xưa còn có một ngôi miếu khang trang, gọi là miếu Thánh Y dùng để thờ các vị thầy thuốc danh tiếng lưu truyền trong sách vở, như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh; lại có miếu Tiên Y thờ những sư phụ tên tuổi vang lừng, như Hoa Đà, Biển Thước… Qua chinh chiến, những ngôi miếu ấy đã bị xoá mất dấu tích, chỉ còn để lại một cây cầu cong bằng đá, gọi là cổng Lương, và một xóm đông dân, cũng có tên là xóm Lương Y. Trong vùng còn lại một toà cổ miếu, được dân gian hương khói quanh năm để nhắc nhở kỷ niệm của các vị thầy thuốc ngày xưa.

Không thấy nơi đâu mà vai trò của người thầy thuớc được quý trọng như ở Huế. Có lẽ Trường Đại Học Y Khoa Huế cùng Bệnh viện Trung ương Huế nên cổ xúy trở lại truyền thống văn hoá dân tộc của ngày Tết Đoan Ngọ, trở lại với những toà cổ miếu như những di tích văn hoá tôn thờ các danh nhân ngành Y, như một cách cổ vũ cho y đức, vấn đề đang trở thành bức xúc trong nghề thuốc hiện đại. Thiết nghĩ hiếm có nơi nào như Huế, các sinh viên y khoa thừa hưởng một truyền thống lẫy lừng của ngành y được cả xã hội ngày xưa quý trọng hơn châu báu.

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Báo Người Lao Động)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar