17/04/2025 05:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tên địa danh cần xứng tầm lịch sử

Tôi đồng thuận với việc phải cân nhắc và thảo luận trong nhân dân về việc đặt tên gắn với đơn vị hành chính mới. Trong đó yếu tố lịch sử cần được chú trọng hơn.

lịch sử - Ảnh 1.

Theo đề xuất, TP.HCM sau sáp nhập sẽ có phường Bình Tây, nơi có chợ Bình Tây, một trong những ngôi chợ lớn và lâu đời nhất ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Mới đây, ba địa danh Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn đề xuất đặt cho ba phường mới ở địa bàn quận 1, quận 5, Bình Thạnh (TP.HCM).

Trong khi đó, lãnh đạo Thành ủy và UBND cùng Sở Nội vụ TPHCM cũng đã lưu ý cần cân nhắc kỹ và lấy ý kiến người dân về việc đặt tên cho các địa danh phường xã sẽ mở rộng.

Những cái tên từ thời mở cõi

Địa danh Sài Gòn, sách sử xưa từng ghi là vùng đất quanh sông Đồng Nai, khi di dân Việt mới khai phá đất phương Nam.

Kế tiếp, vào thập niên 1860 tên Sài Gòn được sử dụng trong đơn vị hành chính mới mẻ "Ville de Saigon" - TP Sài Gòn với địa giới tương ứng dải đất ven vàm Bến Nghé đổ vào trong sâu và dần mở rộng hơn.

Từ thập niên 1950 đến tháng 4-1975, tên Sài Gòn gắn với đơn vị hành chính hàng đầu "đô thành Sài Gòn". Thời đó Sài Gòn là các quận được bao bọc xung quanh bởi các vùng đất trực thuộc đơn vị hành chính tỉnh Gia Định.

Sang năm 1976 tỉnh Gia Định và một số địa phương lân cận thuộc các tỉnh khác cùng đô thành Sài Gòn được sáp nhập vào nhau, lập nên đơn vị hành chính mới là TP.HCM.

Trong khi đó, địa danh Gia Định có từ năm 1698, gắn với đơn vị hành chính phủ Gia Định (tương ứng với phần lớn đất Nam Bộ). Sang thời Minh Mạng, Gia Định là tên một tỉnh (trong đó vùng Sài Gòn và Chợ Lớn).

Sau này đơn vị hành chính tỉnh Gia Định được giữ nguyên và điều chỉnh địa giới một số lần, đặt tỉnh lỵ tại khu Bình Hòa (Lăng Ông Bà Chiểu).

Còn Chợ Lớn vào thế kỷ 18 là tên gọi của người Việt để chỉ khu phố chợ lớn nhất của Sài Gòn. Sang thời Pháp, khu Chợ Lớn được chuyển thành đơn vị hành chính mới - Ville de Cholon.

Đến thập niên 1930, TP Sài Gòn và TP Chợ Lớn sáp nhập vào nhau thành Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là "đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và rồi từ năm 1955 chỉ gọi là "đô thành Sài Gòn". Trong đó vùng Chợ Lớn được phân chia thành quận 5 và quận 6, kế đến lại tách một phần lập ra quận 10 và quận 11 gần bên.

Nhìn lại dòng lịch sử, ta thấy việc đặt tên và phân chia địa giới hành chính của Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn diễn ra nhiều lần. Nhưng tất cả những lần thay đổi đơn vị hành chính và địa giới đều không sử dụng các tên gọi Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn cho những vùng đất nhỏ ở cấp cơ sở.

Dưới các đơn vị hành chính từng mang tên Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn luôn có nhiều đơn vị hành chính nhỏ hơn, gọi tên là phủ tổng, huyện hay quận và phường xã, dưới nữa là khóm, ấp tùy theo các thời kỳ.

Tên gọi một tỉnh thành hay xã phường không chỉ là tên hành chính, tiện dụng cho công việc quản trị nhà nước mà còn khắc ghi lịch sử và ký ức lớn lao, phản ánh cả một quá trình tạo dựng đất đai, gìn giữ bờ cõi, phát triển kinh tế - xã hội của nhiều thời kỳ.

Cần cân nhắc kỹ hơn

Qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất, các tên gọi Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn đã gắn với xương máu, mồ hôi chiến đấu và sáng tạo của biết bao thế hệ. Thiết nghĩ trong việc đặt tên các đơn vị hành chính mới rất cần cẩn trọng.

Việc đặt tên Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn cho những đơn vị hành chính nhỏ có thể gây ra sự lẫn lộn về nguồn gốc các vùng đất, làm tàn phai hay thu nhỏ không gian địa lý và kinh tế - xã hội của ba thực thể này, chưa kể ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của người dân.

Mặt khác, chúng ta không thể lãng phí ba tên gọi Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn quý giá, vốn dĩ đã trở thành thương hiệu không chỉ cho địa phương mà còn là thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp và sản phẩm uy tín của đất nước.

Nhân cơ hội sửa đổi địa giới hành chính, tôi đề nghị cần lấy ý kiến sâu rộng trong dân chúng làm cách nào bảo tồn và hưng phục các địa danh xưa của TP.HCM - một đô thị đã và sẽ mở rộng gấp bội sau sáp nhập.

Trong đó ba tên gọi Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn cần được sử dụng cho những không gian mang tầm vóc xứng đáng sau nhiều năm không còn những đơn vị hành chính mang những tên gọi đó.

Từ đây đến hết thời gian kỳ họp Quốc hội dự kiến bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 6-2025, tôi nghĩ dù còn thời gian không nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể thảo luận, cân nhắc kỹ hơn, đưa ra nhiều phương án để trình Quốc hội xem xét quyết định.

Địa danh mới, không chỉ là chuyện cảm xúc

Tên của một địa phương không đơn thuần là ký hiệu hành chính. Nó là lớp vỏ văn hóa, là sợi dây tâm lý kết nối con người với quê hương, là biểu tượng nhận diện trong giao tiếp quốc tế và trong cả đời sống kinh tế.

Tất nhiên không có một cái tên nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Mỗi tỉnh thành, mỗi xã phường, mỗi cộng đồng đều có niềm tự hào riêng về quê hương mình. Nhưng một chính sách tốt cần xác lập nguyên tắc rõ ràng: chọn phương án tối ưu cho phát triển chung.

Tên gọi không chỉ đại diện cho địa lý hay lịch sử, mà còn phải đại diện cho tầm nhìn và khát vọng của một vùng đất đang chuyển mình. Đặt tên là một việc hệ trọng, không thể vội vàng nhưng cũng không thể vì những phân vân cảm tính mà bỏ lỡ cơ hội thiết kế một hình ảnh mới cho phát triển lâu dài.

Đã đến lúc chúng ta cần bước qua tư duy "quê anh - quê tôi" để cùng nhau kiến tạo nên một "quê chúng ta", nơi mọi người đều thấy mình thuộc về, bất kể tên gọi là gì.

Tên phường mới: Gợi nhớ lịch sử hay số thứ tự?

16 quận huyện và TP Thủ Đức đã có đề xuất phương án sắp xếp số lượng và tên gọi các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Dù được cơ quan quản lý đất đai thông báo tài sản phong tỏa là của người khác, nhưng tòa huyện Trà Ôn, Vĩnh Long vẫn nói 'quyết định có hiệu lực thi hành ngay’.

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Sau 10 năm dừng, đoạn nối dài đường Võ Văn Kiệt (2,7km, ở TP.HCM) đang tái khởi động. Thay vì chỉ hoàn thiện phần dang dở, TP.HCM đề xuất kéo dài thêm 11,9km đến tỉnh Long An, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt.

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar