22/09/2014 13:12 GMT+7

Tàu thăm dò Mỹ, Ấn Độ "đua nhau" tới sao Hỏa

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Cơ quan không gian Ấn Độ cho biết tàu thăm dò sao Hỏa của họ đã vào khu vực lân cận sao Hỏa và sắp sửa đi vào quỹ đạo hành tinh này.

Tàu thăm dò sao hỏa MOM của Ấn Độ - Ảnh minh họa: telegram.ee

"Tính toán của chúng tôi cho thấy tàu thăm dò Mars Orbiter Mission (MOM) đã bay vào khu vực chịu ảnh hưởng lực hút của sao Hỏa", Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) thông báo ngày 22-9 .

Theo kế hoạch, tàu này sẽ bay vào quỹ đạo sao Hỏa trong vòng 48 giờ nữa.

MOM, còn được gọi là Mangalyaan, là tàu thăm dò sao Hỏa đầu tiên của Ấn Độ được phóng vào tháng 11 năm ngoái. Dự kiến nó sẽ đi vào quỹ đạo sao Hỏa vào ngày 24-9, kết thúc hành trình dài 300 ngày từ Trái đất.

Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới thực hiện thành công sứ mệnh thăm dò sao Hỏa, sau Mỹ, Nga và Cơ quan không gian châu Âu.

Nước này hiện đang chạy đua không gian với các nước châu Á khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. 

MOM nặng 1.350kg, được trang bị năm bộ công cụ, trong đó có một bộ cảm biến để lần tìm dấu hiệu có thể có của sự sống, một máy ảnh màu và quang phổ kế hình ảnh nhiệt để lập bản đồ bề mặt sao Hỏa cũng như bản đồ khoáng sản của hành tinh này. Nó cũng sẽ phân tích bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa. 

Chính phủ Ấn Độ đã chi 72 triệu USD cho sứ mệnh này. 

* Cũng trong hôm nay 22-9, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu vũ trụ MAVEN của họ đã bay thành công vào quỹ đạo sao Hỏa sau hành trình dài 711 triệu km trong 10 tháng.

NASA cho biết nó sẽ bay thử nghiệm trên quỹ đạo sao Hỏa trong sáu tuần trước khi bắt đầu nghiên cứu bầu khí quyển hành tinh đỏ. 

Nó cũng sẽ năm lần hạ xuống độ cao chỉ cách bề mặt sao Hỏa 125,5 km để thực hiện các nghiên cứu ở những độ cao khác nhau.

Theo NASA, dự án MAVEN là bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện kế hoạch đưa con người lên hành tinh đỏ vào năm 2030.

MINH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar