06/12/2020 07:14 GMT+7

Tàu Hayabusa-2 của Nhật Bản gửi mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái đất

VŨ NGUYÊN
VŨ NGUYÊN

TTO - Sau 6 năm thám hiểm không gian, tàu Hayabusa-2 của Nhật Bản đã đưa mẫu vật từ một tiểu hành tinh trở về Trái đất vào ngày 6-12, phục vụ mục tiêu khám phá nguồn gốc sự sống và cách vũ trụ hình thành.

Tàu Hayabusa-2 của Nhật Bản gửi mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái đất - Ảnh 1.

Khoang chứa từ Hayabusa-2 đi vào bầu khí quyển của Trái đất - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, các nhà khoa học cho biết dù dự đoán nặng chưa đến 0,1gr, mẫu vật từ Hayabusa-2 có thể giúp các nhà khoa học khám phá nguồn gốc sự sống.

Nhóm phụ trách dự án thuộc Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết khoang chứa mẫu vật được thả vào lúc 2h30 chiều thứ bảy, giờ Nhật Bản, tại điểm cách Trái đất khoảng 220.000km.

Khoảnh khắc khoang chứa này quay trở lại bầu khí quyển cua Trái đất đã tạo nên một tia sáng trên bầu trời, tựa như sao băng.

"Sáu năm và khoang chứa cuối cùng đã trở về Trái đất", một quan chức cảm thán trong bản tin trực tuyến quá trình khoang chứa trở về. Những hình ảnh ghi lại cho thấy cảnh nhân viên JAXA ăn mừng trong phấn khích.

Tàu Hayabusa-2 của Nhật Bản gửi mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái đất - Ảnh 2.

Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ăn mừng hôm 6-12 - Ảnh: AFP

Theo AFP, khoang chứa đã đáp cánh xuống khu vực sa mạc phía nam nước Úc. Nhóm nghiên cứu của JAXA sẽ thu hồi khoang chứa từ khu vực rộng khoảng 100km2 này.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Woomera Range tại bang South Australia, Úc, của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) cho biết đang giám sát kỹ lưỡng khoang chứa trên.

Mẫu vật trong khoang chứa được thu hồi từ tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái đất khoảng 300 triệukm. Đây là giai đoạn thứ 2 trong nhiệm vụ được Hayabusa thực thi năm ngoái.

Những mẫu vật trên bao gồm cả bụi bề mặt và các hợp chất nguyên sinh bên dưới lớp vỏ của Ryugu.

Giới khoa học cho rằng các tiểu hành tinh không hề bị biến chất kể từ khi vũ trụ được hình thành, trong khi các thiên thể lớn hơn như Trái đất đã trải qua nhiều thay đổi căn bản từ quá trình đốt nóng và đông đặc.

Đón xem sao Mộc và sao Thổ ‘đại trùng tụ’

TTO - Trên trời đêm tháng 12 sắp diễn ra một hiện tượng thiên văn hiếm có. Đó chính là sự kiện ‘đại trùng tụ’ giữa sao Mộc và sao Thổ vào đêm 21-12.

VŨ NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar