19/08/2011 21:04 GMT+7

Tập hợp chất xám kiều bào trong cải cách giáo dục

TRUNG UYÊN
TRUNG UYÊN

TTO - Khá nhiều ý kiến được kiều bào đưa ra tại hội nghị góp ý, hiến kế cho kế hoạch thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX về chương trình “Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH-CĐ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015" diễn ra vào hôm nay 19-8.

Phóng to

Bà Tôn Nữ Thị Ninh đóng góp ý kiến tại hội nghị - Ảnh: Minh Đức

Cần tư duy "quả đấm"

Chương trình do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều tại TP.HCM phối hợp tổ chức.

Các tham luận, ý kiến xoay quanh bốn giải pháp của chương trình: củng cố, phát triển mạng lưới các trường và ký túc xá; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; tăng cường hợp tác, liên kết trong đào tạo; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục ĐH-CĐ trên địa bàn.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh: "Phải có nhận thức về phân vai, phân cấp trong quản lý giáo dục. Một bài toán khác là các đại học tư thục tại TP.HCM chưa có uy tín, chất lượng. Vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện cho cả ĐH công lập và ĐH tư thục phát triển, không có chuyện con ghẻ, con đẻ. Bệnh của giáo dục Việt Nam không phải là có nhiều trường ĐH mà chính là chất lượng ĐH và cơ cấu giáo dục hậu trung học. Cần phải tạo điều kiện cho các trường từ ĐH đến dạy nghề có thể tự nắm lấy sự nghiệp mà vươn lên".

"Tư duy cú đấm" là thông điệp bà Tôn Nữ Thị Ninh muốn truyền tải: "TP.HCM không thể đầu tư vào hệ thống các trường ĐH-CĐ theo kiểu rắc muối, rắc đường mà phải có trọng điểm, có "quả đấm". Tôi đề xuất nên mở một sân chơi mà trường công, trường tư đều bình đẳng trong việc xin các khoản phụ cấp, khoản vay để triển khai công tác cải tổ, cải cách cho trường mình. Các trường phải cạnh tranh trên cơ sở những nguyên tắc tiêu chuẩn".

Chấn chỉnh từ bậc tiểu học là đề xuất của giáo sư Nguyễn Bá Thuận - kiều bào Đan Mạch. Ông nói: "Không thể chấn chỉnh, nâng cao chất lượng ĐH-CĐ khi đầu vào yếu. nếu không tập trung nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thì không tài nào có thể đào tạo được một kỹ sư đàng hoàng trong tương lai".

Phóng to
Ông Nguyễn Văn Nhã, kiều bào Canada, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Minh Đức

Tích cực kêu gọi chất xám của Việt kiều trí thức

Những trải nghiệm sinh động từ chính quá trình học tập, công tác của các kiều bào cũng là chất liệu đặc biệt cho những hiến kế, góp ý. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã, kiều bào Canada, quan tâm đến vấn đề sử dụng sách giáo khoa của giảng viên và sinh viên và công tác dịch thuật.

Ông nói: "Tại Canada, giáo sư có quyền chọn sách giáo khoa cho sinh viên, sinh viên cũng có thể tự chọn thêm sách cho mình để nghiên cứu. Tại Mỹ, sinh viên được tiếp cận với đủ loại sách giáo khoa từ nhiều nước trên thế giới được biên dịch. Nhìn lại trong nước, thật đau lòng khi có các đầu sách khoa học kỹ thuật chỉ in 1.000 bản vì sợ lỗ. Tôi nghĩ công tác dịch thuật sách giáo khoa cần chú trọng hơn bởi liên quan mật thiết đến chất lượng dạy và học".

Vai trò của lực lượng Việt kiều trí thức trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH-CĐ trên địa bàn TP.HCM cũng được nhấn mạnh. GS.TS Lâm Thành Mỹ - kiều bào Pháp - có ý kiến huy động sự tham gia của các giáo sư Việt Nam ở nước ngoài trong việc biên soạn giáo trình; mở rộng hợp tác với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và có quy chế rõ ràng trong hợp tác...

Phóng to
Đông đảo các trí thức Việt kiều tham dự hội nghị kiều bào góp ý, hiến kế thực hiện “ Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 - 2015” - Ảnh: Minh Đức

Đồng quan điểm này, bà Tôn Nữ Thị Ninh nói: "Cần quan tâm đến đội ngũ kiều bào trí thức dồi dào đang ở nước ngoài, những người đã và đang học tập, làm việc trong môi trường quốc tế. Đó cũng chính là lực lượng nòng cốt cho giáo dục ĐH mà chúng ta cần thu hút".

Các vấn đề khác được kiều bào tích cực trao đổi như công tác nghiên cứu khoa học, tự trị ĐH, mối liên kết đại học - doanh nghiệp...

Ông Phan Thám - chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM - cho biết các ý kiến, hiến kế của kiều bào sẽ được phân loại, chuyển đến những đơn vị tiếp nhận phù hợp.

TRUNG UYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar