12/05/2018 10:23 GMT+7

Tạo ra tai mới bằng cách nuôi trong... cẳng tay

NHÃ THANH (Theo Time)
NHÃ THANH (Theo Time)

TTO - Một nhóm các bác sĩ quân đội Mỹ đã phát triển được một chiếc tai mới trên cẳng tay của một nữ quân nhân, bằng cách sử dụng sụn lấy từ xương sườn của chính cô.

Chiếc tai được nuôi trong cẳng tay cô quân nhân - Video: TIME

Binh nhì Shamika Burrage là một nhân viên ở bộ phận cung cấp quân đội. Hai năm trước, trong lúc đang trên đường trở lại đơn vị của mình ở Texas sau kỳ nghỉ phép, lốp xe trước của cô bị nổ khiến chiếc xe bị nghiêng và văng ra khỏi đường. 

Khi Burrage nhấn phanh, chiếc xe trượt hơn 200m và lật vài lần. Cô bị hất ra khỏi xe, bị thương ở đầu, gãy xương cột sống và mất toàn bộ tai trái.

Ngay cả khi Burrage đã hồi phục về thể chất, cô vẫn cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Cô được hướng dẫn đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Cô được Trung tá Owen Johnson III - trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ và tái tạo tại Trung tâm Y tế Quân đội William Beaumont của Texas, trình bày một kế hoạch táo bạo. 

Johnson đề nghị tái tạo lại một chiếc tai mới cho cô bằng cách sử dụng sụn lấy từ xương sườn cô, sau đó đặt nó dưới da cánh tay của chính cô để cho phép nó phát triển và hình thành các mạch máu mới.

Lúc mới nghe qua, Burrage lo sợ về việc tái tạo này. Ban đầu cô chỉ dự định ghép một bộ phận giả, nhưng cuối cùng cô quyết định rằng mình muốn có một chiếc tai thật. "Lúc đầu tôi sợ nhưng muốn xem ông ấy có thể làm gì," cô cho biết.

Ca tái tạo tai cho Burrage là trường hợp cấy ghép đầu tiên dạng này mà quân đội thực hiện, nhưng nó làm cho mọi người nhớ lại chú chuột Vacanti nổi tiếng đã được các nhà khoa học cấy một chiếc tai người hồi những năm 1990. 

Theo tin của ABC News, bệnh viện Johns Hopkins cũng từng sử dụng một ca tương tự cho bệnh nhân ung thư bị mất tai. 

Đầu năm nay, các bác sĩ ở Trung Quốc đã sử dụng một phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật in 3-D và sụn để phát triển những chiếc tai mới cho 5 trẻ em bị mắc một khiếm khuyết lúc sinh ra có tên là "bệnh tai nhỏ", CNN đưa tin.

TTO - Kết hợp kĩ thuật in 3-D và công nghệ nuôi cấy tế bào, các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc tạo hình tai mới cho 5 trẻ em bị mắc chứng "tai nhỏ" - khuyết tật ảnh hưởng đến hình dáng tai và chức năng nghe.

NHÃ THANH (Theo Time)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar