23/03/2016 00:10 GMT+7

​Tăng ứng dụng công nghệ để tiết kiệm nước

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nước là tài nguyên sẵn có, nhiều, nhưng không vô tận, do đó cần được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm nước trong khi vẫn phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ.

Đây là những khuyến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra tại một hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức gần đây.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có 108 lưu vực sông, với 3.450 sông, suối tương đối lớn và tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 tỉ m3, trong đó có 300 tỉ m3 là trong lãnh thổ (chiếm 40%) và khoảng trên 500 tỉ m3 là nước từ ngoài lãnh thổ. Diện tích các lưu vực sông chiếm 80% diện tích của cả nước. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.960 mm.

Nước ngầm dù có tiềm năng ước tính khoảng 63 tỉ m3/năm nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực như đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. Con số này nếu so với thế giới thì Việt Nam ở mức dưới trung bình.

Theo các kết quả nghiên cứu, cứ 25 năm nhu cầu nước ngọt trên toàn thế giới tăng gần 2 lần do quy mô tăng dân số, trong đó, 74-85% nước được dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng thấp, nguồn nước ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán, các hiện tượng xâm nhập mặn cũng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Theo Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), lượng nước mặt bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2015 chỉ có 3.850 m3. Như vậy, so với ngưỡng trung bình 4.000 m3/năm, Việt Nam thuộc vào nhóm quốc gia thiếu nước.

Với bức tranh toàn cảnh về nguồn và nhu cầu sử dụng nước nêu trên, các chuyên gia khẳng định cần tập trung vào phát triển các công nghệ duy trì và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt hiện có và tạo nguồn nước ngọt mới từ nước biển.

Hiện đang có hai hướng nghiên cứu chính là tạo và phát triển các công nghệ nhằm tái tạo, tái sử dụng và giảm thiểu việc sử dụng nước ngọt; và phát triển các công nghệ có giá thành thấp nhằm tách muối, lọc mặn nước biển thành nước ngọt. Nhiều nơi trên thế giới đã triển khai trên thực tế những nghiên cứu này, như tại thành phố Perth (Australia), 20% tổng lượng nước cung ứng cho khu vực này là nước thải đã qua xử lý; hay tại Israel, nước này đã xây dựng nhà máy khử mặn nước biển cung cấp hơn 600.000 m3 nước sinh hoạt, đáp ứng 20% tổng nước sinh hoạt cho cả quốc gia này với chi phí 400 triệu USD.

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu phổ biến nêu trên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực trong việc ứng dụng những thành quả nghiên cứu như công nghệ thủy lợi thông minh, tưới tiết kiệm nước... để áp dụng trong thực tế.

Tuy nhiên trước những diễn biến bất thường của thiên nhiên, theo các nhà khoa học, Chính phủ cần phải có thêm nhiều chính sách mạnh hơn nữa, để khuyến khích không chỉ việc ứng dụng công nghệ, mà còn cả các hoạt động nghiên cứu theo các xu hướng chung của thế giới.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Theo China Daily, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng về nhà ở chất lượng cao sau khi nước này đưa ra các tiêu chuẩn về “nhà chất lượng”.

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 20-5-2025

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028.

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Một giống sầu riêng mới đang nhăm nhe giành vị trí “ngôi bá chủ” của Musang King và Black Thorn trong “vương quốc” loại quả nặng mùi này.

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng

UX (trải nghiệm người dùng) và UI (giao diện người dùng) không chỉ là yếu tố kỹ thuật, mà là “vũ khí mềm” giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn đầu tiên, nâng trải nghiệm số và giữ chân khách hàng.

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar