21/08/2017 14:27 GMT+7

Tăng giờ làm để tăng lương giáo viên, 'dám' không?

PHAN THỊ GIANG
PHAN THỊ GIANG

TTO - Những ngày qua dư luận sôi nổi việc giáo viên trường công 'đi theo tiếng gọi trường tư'. Theo tôi, để giữ chân giáo viên trường công rất đơn giản, quan trọng là những người lãnh đạo có "dám" làm hay không.

Ảnh: C.E.

Mấu chốt ở đây là "có thực mới vực được đạo". Thu nhập không đủ sống thì thầy cô phải tìm cách để có nguồn thu đủ sống, đó là nhu cầu tất yếu. Vậy làm sao để tăng thu nhập? Ai cũng sẽ trả lời: ngân sách không cho phép. 

Nhưng có ai tìm hiểu kỹ tại sao với một ngân sách khổng lồ dành cho giáo dục mà lương giáo viên thấp không? Vì chúng ta tuyển vào biên chế quá nhiều giáo viên. Khi có quá nhiều giáo viên thì chia đầu người lương thấp là chủ yếu.

Chị dâu tôi dạy cấp III môn vật lý. Một tuần dạy 18 tiết. Nếu tính theo nhân viên văn phòng tổng thời gian đó là 13,5 giờ lao động (cho là cật lực đi). Thử hỏi trong xã hội chúng ta có một công việc nào mà thời gian làm việc "sướng" vậy không?

Theo tôi, thời gian làm việc của giáo viên quá ít, trong khi tất cả các ngành nghề khác làm việc từ 40-44 giờ/tuần. Chưa kể giáo viên còn có thời gian nghỉ hè từ 1-2 tháng. 

Vậy để tăng thu nhập giáo viên? Đơn giản lắm: dạy gấp đôi thời gian lên, như thế lương tăng gấp đôi. Ai cũng thích thế. Chẳng ai thích ngồi chơi nhàn hạ để lãnh lương thấp. Như chị tôi rất thích dạy tăng tiết để tăng thu nhập.

Mà muốn như vậy phải tinh gọn đội ngũ lại. Giảm tuyển mới giáo viên đi. Giao thêm việc cho giáo viên hiện tại thay vì cứ tuyển số lượng thật nhiều rồi dàn hàng ngang nhận lương thấp. 

Vấn đề này tôi nghĩ nhiều người nhìn ra ngay nhưng quan trọng là các nhà quản lý có "dám" làm không. Rõ ràng các giáo viên toàn than lương thấp chứ chưa thấy ai nói vế sau, hoặc che đậy vế sau: chúng tôi lương thấp quá và chúng tôi làm việc ít thời gian quá. 

Bạn tôi dạy môn lịch sử cấp II nhưng thu nhập mỗi tháng 9 triệu (bạn tôi ở tỉnh, không phải TP.HCM hay Hà Nội). Nghe thấy chắc có người ngạc nhiên: sao hay vậy? Tại vì bạn tôi dạy trường tư. 

Nhưng thời gian làm việc của bạn tôi khác hẳn trường công. Ngày đủ 8 tiếng. Không có tiết dạy vẫn ngồi tại trường chấm bài, soạn giáo án, thậm chí công việc hành chính. 

Với cách sử dụng và bố trí nguồn nhân lực như vậy thì có gì khó để tăng thu nhập cho giáo viên đâu nhỉ?!

Xem thêm: 

*  

*  

*  

Vì sao giáo viên giỏi rời trường công? Liệu tăng lương có giữ chân được giáo viên giỏi? Tăng lương giáo viên bằng cách tăng giờ làm có hợp lý không?... Mời bạn đóng góp ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài, hoặc gửi email đến [email protected]. Xin cảm ơn!
PHAN THỊ GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA

Trong hai đợt tốt nghiệp sớm, Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) có ba sinh viên đạt điểm tuyệt đối 4.0.

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar