04/08/2020 21:21 GMT+7

Tăng giá bốc dỡ container để lấy lại tiền hãng tàu thu của chủ hàng quá cao

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Tại hội nghị nắm bắt, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp hàng hải và khung giá dịch vụ cảng biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức chiều 4-8, nhiều đại biểu đồng ý tăng giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu để tránh thiệt hại cho các cảng biển.

Tăng giá bốc dỡ container để lấy lại tiền hãng tàu thu của chủ hàng quá cao - Ảnh 1.

Chủ tàu nước ngoài thu giá bốc dỡ container của chủ hàng Việt Nam là 120 USD/container nhưng trả cho các cảng Việt Nam từ 33 đến 52 USD/container - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Tăng giá bốc dỡ container không làm tăng chi phí logistics hay CPI

"Hiện chủ tàu thu giá bốc dỡ 120 USD/container nhưng trả cho cảng Hải Phòng 33 USD/container, cảng ở TP. HCM 40 USD/container và cảng ở Cái Mép 52 USD/container, rất thấp so với khu vực và không nằm trong cơ cấu chi phí giao nhận hàng nên chủ tàu vô hình chung hưởng lợi 55 - 82 USD/container tùy cảng.

Với số lượng 10 triệu TEU hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng chúng ta, có hơn 1 tỉ USD vào túi hãng tàu nước ngoài" - ông Phạm Quốc Long, phó chi hội trưởng Chi hội chủ tàu container Việt Nam, lý giải.

Theo ông Long, hiện ngoài giá bốc dỡ container, chủ tàu còn thu 8 loại phí khác nên 1 container đi từ Việt Nam chủ hàng phải trả 300 - 400 USD. Có những tuyến vận tải quốc tế vì cạnh tranh nên cước bằng 0 hoặc âm nhưng vì nhiều phụ phí thu từ chủ hàng nên chủ tàu vẫn hoạt động được.

Vì vậy, ông Long đề nghị Bộ GTVT sửa thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam theo hướng tăng giá bốc dỡ container 10% theo lộ trình liên tiếp 3 năm kể từ năm 2021.

"Chủ tàu thu của chủ hàng 120 USD/container giá bốc dỡ mà trả cho cảng cao nhất 52 USD/container là vô lý" - ông Long nói.

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Văn Trung - tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam - cho biết "hiệp hội chủ yếu chở hàng nội địa, còn hàng xuất nhập khẩu không có thị phần nào do các tập đoàn vận tải biển lớn trên thế giới thực hiện".

"Một số cảng như Cái Mép - Thị Vải vượt quá công suất nhưng tình hình tài chính không ổn. Cần tăng giá dịch vụ để nhà đầu tư cảng biển bù đắp chi phí khi giá bốc dỡ container của Việt Nam thấp hơn Campuchia. Để lỗ mãi thì không ai đầu tư cảng" - ông Trung nói.

Tuy nhiên, kiểm soát để hãng tàu nước ngoài không tăng giá với chủ hàng, tránh được chỗ nọ mất chỗ kia.

Phải bỏ tâm lý sợ nước ngoài

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của Việt Nam đang ở mức tối thiểu 33 USD và tối đa 53 USD/container 20 feet có hàng. Trong khi ở Thái Lan 59 USD và Campuchia 65 USD/container 20 feet. Nếu ta tăng 10% thì mới hơn 36 USD/container 20 feet có hàng.

"Chắc chắn không phải ai cũng gật đầu nhưng vì lợi ích chung của đất nước, đa số cộng đồng doanh nghiệp, mong mọi người cho ý kiến để đến năm 2025 giá bốc dỡ container tại Việt Nam đạt 70-80% so với các cảng trong khu vực" - ông Công đề nghị.

Tăng giá bốc dỡ container để lấy lại tiền hãng tàu thu của chủ hàng quá cao - Ảnh 2.

Giá bốc dỡ container của Việt Nam thấp hơn Campuchia nên nhiều cảng biển tăng trưởng nhưng bài toán kinh doanh không hiệu quả - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Với ý kiến cân nhắc tăng giá dịch vụ cảng biển trong bối cảnh dịch COVID-19 gây tác động xấu tới nền kinh tế của đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, ông Công cho rằng việc tăng giá chủ yếu liên quan đến bốc dỡ container xuất nhập khẩu. Còn phí hoa tiêu, lai dắt tàu sẽ quản lý chặt hơn, phí phao neo sẽ giảm để phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng không tăng giá.

"Tăng giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu là chúng ta đi đòi lại tiền mà chủ hàng đã trả cho các hãng tàu nước ngoài. Họ thu phí cao để trả hộ cảng cho chủ hàng, nhưng thu cao mà trả thấp khiến chúng ta mất khoản tiền lớn.

Quan điểm của tôi là tăng giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu. Nếu hãng tàu tăng giá vì việc này thì họ phải giải trình theo nghị định về niêm yết giá. Chúng ta phải bỏ tâm lý sợ nước ngoài đi. Họ sinh ra tàu thì phải có hàng để chở, nếu không có hàng, họ cũng phá sản nên chúng ta không sợ họ ép giá".

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua cảng biển tăng 11% trong dịch COVID - 19

TTO - Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển có xu hướng tăng, nhằm bù đắp cho đường hàng không bị bế tắc. Cục Hàng hải Việt Nam cho biết đang lập quy hoạch để tiếp tục phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar