28/04/2025 13:37 GMT+7

Tặng 'chân' cho đồng đội

Cứ mỗi lần gom góp đủ tiền, ông Nguyễn Hùng Vũ tiếp tục hành trình trao tặng chân giả cho các thương binh.

thương binh - Ảnh 1.

Ông Trần Phan Anh Danh (giữa), nay là quản lý chương trình thiện nguyện Minh Tâm, dẫn thương binh Trần Tấn Chức (bìa trái) đến đo đạc mỏm cụt - Ảnh: BẢO TRÂN

Suốt ba năm qua, có hơn 20 người được nhận món quà đầy nghĩa tình này.

Mang lại bước đi mới cho thương binh

thương binh - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hùng Vũ

Từng đi lính, sau nhiều lần họp mặt đồng đội, ông Nguyễn Hùng Vũ (59 tuổi, quê Vĩnh Long, đang sống tại quận 5, TP.HCM) biết được còn nhiều thương binh sống khó khăn và hơn hết là chịu đựng nỗi đau mà chiến tranh để lại. 

Cảm thấy mình may mắn hơn khi còn có việc sau khi xuất ngũ và hiện là giám đốc của một công ty, ông tập hợp đồng đội và lập nên Quỹ ấm lòng đồng đội. Mục đích của quỹ là hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội khó khăn và khi đau ốm.

Nhưng việc hỗ trợ đời sống vẫn chưa đủ khi một người bạn của ông Vũ đang là thương binh chịu đựng nỗi đau kéo dài dai dẳng. 

Dù đã được hỗ trợ phần chân giả, nhưng việc sinh hoạt của người thương binh vẫn khó khăn vì phần cụt cứ liên tục cọ xát vào khung cứng. 

Mà không đeo chân thì không được bởi "không có chân thì sao mình sinh hoạt", ông Trần Phan Anh Danh (58 tuổi) bày tỏ.

Cảm thương với bạn trước tình cảnh đó, ông Vũ mong muốn tặng cho bạn một chiếc chân giả với kỹ thuật tốt hơn, được đo đạc phù hợp hơn để phần chân giả khớp với mỏm cụt. 

Rồi ông tìm hiểu về các loại chân giả trên thị trường, đi thực tế khảo sát chọn ra loại phù hợp. Bởi ông Vũ hiểu "đến bây giờ, chiến tranh vẫn chưa kết thúc với những thương binh này". 

Do cứ mỗi lần lên cơn đau, có người lại nhớ đến cuộc chiến. Mà nỗi đau ấy, họ phải chịu đựng một mình chứ không thể chia sẻ cùng ai.

Sau đó, ông vẫn thường hay hỏi thăm ông Danh về việc chân sử dụng có tốt không. Với các loại chân cũ ông Danh từng dùng, phần chân giả bị hư (do gãy bàn, bể...) nhưng với chân giả được đo đạc kỹ lưỡng sau này, ông Danh sau vài năm sử dụng vẫn thấy còn tốt.

Do vậy, ông quyết định mở rộng Quỹ ấm lòng đồng đội, để giúp đỡ được nhiều thương binh hơn. Từ đó, ông lập nên chương trình riêng cho hoạt động tặng chân giả với tên gọi chương trình thiện nguyện Minh Tâm.

Đặc biệt hơn, khi người thương binh đầu tiên nhận được sự hỗ trợ từ ông, ông Trần Phan Anh Danh, nay trở thành người trực tiếp quản lý chương trình và đồng hành với ông Vũ trên hành trình mang lại bước đi mới cho đồng đội năm xưa.

thương binh - Ảnh 3.

Phần ốc nối giữa dây cột và chân giả khiến phần mỏm cụt của nhiều thương binh bị đau - Ảnh: BẢO TRÂN

Người được tặng "chân" trở lại góp tấm lòng

Duy trì chương trình thiện nguyện Minh Tâm được ba năm, có lúc ông bị nói là lo chuyện bao đồng, nhưng đối với ông Vũ "khó ai cảm nhận hết nỗi đau hậu chiến hơn chính các thương binh".

Trong hành trình "xoa dịu nỗi đau" này, ông Vũ từng gặp những trường hợp rất cấp thiết. Có thương binh đã dùng chiếc chân giả suốt 35 năm, đến mức phần chân giả bị hư hỏng nặng, chỉ dám sử dụng cho những dịp quan trọng và cần sự chỉn chu.

Khi biết đến hoàn cảnh ấy, ông Vũ lập tức liên hệ, hỗ trợ thay mới phần chân giả. Đó không chỉ là sự thay thế về vật chất, đó còn là cách để ông san sẻ những nỗi đau khó nói hết bằng lời.

Mới được nhận chân giả trong đợt tháng 4 này, ông Trần Tấn Chức (sống tại quận 5) bày tỏ niềm vui: "Sau nhiều năm sử dụng loại chân cột dây, nay được thay loại chân mới này đi rất êm, nhẹ nhàng, công đoạn đeo chân giả cũng nhanh gọn hơn". 

Cụ thể, loại chân ông Vũ lựa chọn chỉ cần đưa mỏm cụt vào phần ổ mỏm cụt (socket), bọc thêm một lớp vớ rồi đưa socket vào chân giả là xong.

Điều cảm động nữa là chính những thương binh được giúp đỡ cũng chung tay góp quỹ để thêm nhiều đồng đội không phải chịu đau đớn. Ông Trần Tấn Chức chia sẻ: "Mong sự đóng góp nhỏ này có thể hỗ trợ tiếp những đồng đội có hoàn cảnh khó khăn".

Kể từ khi Quỹ ấm lòng đồng đội bắt đầu kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng, trang Facebook cá nhân của ông Vũ luôn ghim bài viết đầu tiên để tri ân những người đã đóng góp cho chương trình thiện nguyện Minh Tâm. 

Mỗi lượt ủng hộ đều được ông cẩn thận cập nhật, như một cách ghi nhận tấm lòng và minh bạch hoạt động. Đến nay, chương trình đã nhận được sự đồng hành của hơn 100 nhà hảo tâm.

Lớp tiếng Anh "vừa dạy vừa cho"

Bên cạnh vận động người xung quanh, ông Nguyễn Hùng Vũ cũng mở một lớp dạy tiếng Anh "vừa dạy vừa cho". Ai có điều kiện và muốn đóng học phí, ông sẽ lấy 2 triệu đồng/suất.

Với phần tiền thu được từ lớp dạy tiếng Anh, ông Vũ sẽ dùng cho chương trình thiện nguyện Minh Tâm với mong muốn sẽ nhanh có thêm một suất giúp thương binh nhận "chân" mới.

Người thương binh kiên cường và tình yêu đẹp

Đất nước thống nhất, anh chiến sĩ thông tin Vũ Hồng Thái tưởng phải nằm liệt hết quãng đời còn lại trong trại thương binh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar