18/01/2013 07:00 GMT+7

Tăng ca, tăng tai nạn lao động

Bs PHẠM THẾ HIỂN - BS TĂNG HÀ NAM ANH(BV Nguyễn Tri Phương)
Bs PHẠM THẾ HIỂN - BS TĂNG HÀ NAM ANH(BV Nguyễn Tri Phương)

TT - Cuối năm, nhiều người lao động thường tranh thủ thời gian tăng ca mong tăng thu nhập, chuẩn bị cho gia đình đón tết đầy đủ. Trong đó không ít công việc thủ công thời vụ có tiếp xúc máy dập, máy cắt...

Phóng to

Một ca tai nạn lao động + Ảnh: BS Phạm Thế Hiển

Tuy nhiên, không ít người do chưa quen với các thao tác máy móc hoặc tăng ca mệt mỏi, thiếu tập trung rất dễ dẫn đến tai nạn lao động. Đặc biệt những tổn thương ở bàn tay - cơ quan hoạt động khéo léo nhất của con người.

Trong đêm trực cấp cứu khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) gần đây, chúng tôi ghi nhận có nhiều trường hợp tổn thương ở bàn tay do máy cắt, máy cưa, dập nát ngón tay hay tổn thương mất da mặt lòng các ngón tay, đặc biệt là ngón cái. Bà T.H., 54 tuổi, quê ở An Giang, lên TP.HCM được 10 ngày để làm công việc dập tạo hình các loại bao bì, đã phải nhập viện lúc 3g30 với vết thương mất da và mô dưới da mặt lòng ngón tay cái, lộ gân, xương, thần kinh và mạch máu; may mắn xương không bị gãy.

Đối với trường hợp tổn thương này, cách điều trị đơn giản nhất là cắt bỏ phần bị thiếu hụt nhưng sẽ để lại tàn tật cho bàn tay, đặc biệt bàn tay phải, bàn tay thuận để lao động và hơn nữa đó là ngón tay cái (ngón tay có chức năng quan trọng nhất của bàn tay).

"Nghỉ năm phút khi hoạt động được 45 phút giúp bạn tỉnh táo hơn, lấy lại tinh thần, rửa tay xoa mắt hay nhắm mắt để thư giãn"

Còn với cách điều trị không cắt cụt mà giữ lại ngón tay cái, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật vi phẫu để chuyển vạt da che phủ và chế độ chăm sóc sau mổ tích cực, mong giữ lại ngón tay cho bệnh nhân. Song điều này đòi hỏi cần ở bệnh nhân nhiều thời gian, bác sĩ cũng cần tỉ mỉ, khá tốn kém vì chi phí nằm viện theo dõi. Nhưng trớ trêu thay, đa số bệnh nhân lại không có bảo hiểm tai nạn khiến rơi vào hoàn cảnh “nghèo còn gặp cái eo”.

Khi tăng ca hay lao động sau tăng ca, bạn nên đặt mình vào trạng thái cẩn trọng, an toàn lao động. Nghỉ năm phút khi hoạt động được 45 phút giúp bạn tỉnh táo hơn, lấy lại tinh thần, rửa tay xoa mắt hay nhắm mắt để thư giãn. Trong lúc này bạn có thể rửa mặt, uống nước hay ngậm kẹo để duy trì đường huyết tạo năng lượng tập trung lao động hơn. Khi tiếp xúc với máy móc, bạn nên theo dõi kỹ các thao tác, không nên quá nóng vội khi chưa quen và phải đặt câu hỏi rằng liệu thao tác nào của máy sẽ gây nguy hiểm cho bạn!

Lo toan cho cái tết sum vầy trong thời điểm kinh tế khó khăn nhưng cũng đừng “quên mình” để có một cái tết an lành bên người thân.

Bs PHẠM THẾ HIỂN - BS TĂNG HÀ NAM ANH(BV Nguyễn Tri Phương)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar