20/12/2013 09:11 GMT+7

"Tan nát" ngực do chích silicon

Bác sĩ Trần Văn Dương
Bác sĩ Trần Văn Dương

TT - Ngày 19-12, bác sĩ CK2 Trần Văn Dương - khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết bệnh viện vừa thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 14 giờ liên tục để cắt lọc silicon hai bên ngực và vạt da, tạo hình mảng da ngực bị hoại tử rất lớn do silicon cho một nữ bệnh nhân 27 tuổi ở TP.HCM.

Phóng to

"Sau cuộc mổ này ba tháng, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lần nữa đặt túi giãn da vào dưới ngực đã được ghép da và bơm túi cho to dần lên, để da được ghép giãn rộng ra. Ba tháng kế tiếp, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật lần nữa để đặt túi nâng ngực và xử lý sẹo nhằm giúp bệnh nhân có bộ ngực trở lại đạt yêu cầu thẩm mỹ"

Theo bác sĩ Trần Văn Dương, trước khi phẫu thuật bệnh nhân được các bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình và khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ bệnh viện hội chẩn để thống nhất phương án phẫu thuật.

Ngày 11-12, bác sĩ Dương cùng PGS.TS Lê Hành và TS.BS Đỗ Quang Hùng - phụ trách khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - tiến hành phẫu thuật cắt lọc nhiều mảng silicon đã bám dính, lan rộng ra nhiều vị trí ở ngực khiến một phần cơ ngực lớn và nhánh mạch máu ở ngực bị xơ hóa, có chỗ mạch máu bị tăng sinh thành mạng lưới.

Các bác sĩ phải mất sáu giờ để cắt lọc, loại bỏ hơn 90% silicon (số lượng lấy ra nặng hơn 1kg, còn một phần ở vùng cổ chưa bóc tách) dính bám ở ngực. Sau khi bóc tách silicon và loại bỏ da bị hoại tử, thành ngực hai bên của bệnh nhân bị hở lớn nên các bác sĩ tiếp tục lấy vạt da hai bên đùi (diện tích 26x24cm) của chính bệnh nhân đưa lên để che phủ ngực rồi khâu nối mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu... Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, vạt da được ghép sống hoàn toàn, dự kiến hôm nay 20-12 bệnh nhân được xuất viện. Theo bác sĩ Dương, đây là lần đầu tiên ông phẫu thuật ghép da cho một bệnh nhân bơm silicon bị hoại tử da ngực rộng như vậy.

Sáng 19-12, trao đổi tại bệnh viện, chị T. (tên bệnh nhân đã được thay đổi) cho biết đầu 2011 chị đến một thẩm mỹ viện ở TP.HCM để tìm hiểu việc nâng ngực. Khi đến đây, chị thấy nữ bác sĩ có thẻ đang làm một bệnh viện nước ngoài tại TP.HCM, có giấy chứng nhận du học ở nước ngoài về nên chị tin tưởng. Hôm đó không chỉ mình chị mà còn hơn chục phụ nữ khác cũng đến thẩm mỹ viện này để nâng ngực bằng chích thuốc.

Chị T. kể vì muốn có bộ ngực đẹp để tự tin hơn nhưng lại sợ dao kéo can thiệp nên lên mạng tìm hiểu và biết không nên nâng ngực bằng chích silicon. Do vậy, chị đã hỏi nữ bác sĩ này có phải là chích silicon không nhưng người này khẳng định không chích silicon mà chích chất làm đầy, sau một năm đến năm rưỡi chất này sẽ tan. Tin lời, chị T. đồng ý cho chích chất làm đầy bốn lần với số lượng vừa phải, tổng số tiền 24 triệu đồng. Có người muốn ngực to hơn thì giá tiền chích lên đến 40-50 triệu đồng.

Hơn một năm sau khi chích, chị T. thấy ngực có dấu hiệu đỏ lên nhưng đang có thai nên chị phải tạm thời gác lại chuyện điều trị. Sau đó, vào tháng 7-2013 chị đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám và được mổ lấy ra một phần silicon ở ngực. Nhưng chị thấy ngực vẫn còn đỏ và cứng lại nên đầu tháng 12-2013 đã quay lại bệnh viện khám và được các bác sĩ phẫu thuật.

Bác sĩ Trần Văn Dương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar