09/05/2025 08:02 GMT+7

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV - Ảnh 1.

Tân Giáo hoàng Leo XIV xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng - Ảnh: AFP

Sau khi được bầu chọn, tân Giáo hoàng sẽ được hỏi hai câu hỏi: Ngài có chấp nhận kết quả bỏ phiếu không, và Ngài muốn được gọi là gì? Dù không bắt buộc, phần lớn các vị Giáo hoàng chọn một tông hiệu mới mang ý nghĩa tượng trưng cho sứ vụ của mình.

Tông hiệu Leo - tiếng vọng từ lịch sử

Theo thống kê của Vatican, trong số 267 Giáo hoàng, chỉ có 129 vị đặt tông hiệu khác với tên rửa tội. Bên cạnh đó, Leo hiện là tông hiệu phổ biến nhất của các Giáo hoàng sau John, Gregory và Benedict.

Đặc biệt, tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm kể từ thời Giáo hoàng Leo XIII, tại vị từ năm 1878 đến 1903, theo Đài CNN.

Trả lời trong cuộc họp báo sau Mật nghị Hồng y năm 2025, người phát ngôn của Vatican Matteo Bruni cho biết việc tân Giáo hoàng lựa chọn tông hiệu Leo như một lời nhắc lại Thông điệp “Rerum novarum” (Thông điệp “Thay đổi mang tính cách mạng” - một học thuyết về kinh tế và các vấn đề xã hội, do Giáo hoàng Leo XIII ban hành vào năm 1891).

Tân Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng trở thành vị Giáo hoàng của lòng thương xót và hiệp thông

Ra đời trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp và biến đổi chính trị lan rộng khắp châu Âu, Thông điệp của Giáo hoàng Leo XIII đã phản ánh về sự tàn phá do cách mạng công nghiệp gây ra đối với cuộc sống của người lao động.

Ông Bruni nói rằng việc tông hiệu Leo xuất hiện một lần nữa trong ngày hôm nay như một sợi dây vô hình liên kết tốc độ thay đổi của công nghệ vào thế kỷ XIX với hiện nay, đồng thời nhắc nhở về người lao động trong thời đại trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đang làm thay đổi sâu sắc xã hội toàn cầu.

Biểu tượng của đối thoại hòa bình và lòng thương xót

Tân Giáo hoàng Leo XIV - Ảnh 2.

Bức họa về cuộc gặp của Giáo hoàng Leo I và Hoàng đế Attila, một biểu tượng của hòa bình từ đối thoại, được đặt ở Điện Tông Tòa - Ảnh: VATICAN MUSEUM

Tông hiệu Leo cũng gợi nhớ đến vị Giáo hoàng đầu tiên chọn tông hiệu này - Leo I (tại vị vào thế kỷ V), người vẫn được nhớ đến với hành động can đảm khi trực tiếp đối thoại và thuyết phục Hoàng đế Đế quốc Hung Attila từ bỏ ý định xâm lược Đế quốc La Mã.

Trong bức tranh khắc họa cuộc gặp giữa Giáo hoàng Leo I và Hoàng đế Attila do họa sĩ Raphael vẽ vào năm 1514, Giáo hoàng Leo I dù không có quân đội hay vũ khí nhưng Ngài đã dùng chính lý lẽ và đức tin để mang về hòa bình.

Hình ảnh này được khắc họa trong bức tranh nổi tiếng được vẽ vào thế kỷ XV của họa sĩ Raphael, nơi Giáo hoàng Leo I bình tĩnh đứng vững trước “bạo chúa” với sự hậu thuẫn thiêng liêng của Thánh Peter và Thánh Paul.

Câu nói đầu tiên Giáo hoàng người Mỹ Leo XIV nói trước công chúng là “Bình an cho anh chị em”. Dường như triều đại Giáo hoàng của Ngài đã mở ra từ hòa bình, đặc biệt khi nhiều nơi trên thế giới đang trải qua xung đột không dứt.

Bên cạnh đó, từ Leo trong tiếng Latin cũng có nghĩa là “sư tử” - loài vật tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.

Với tông hiệu Leo, tân Giáo hoàng Leo XIV đã bắt đầu hành trình mới dành cho một Giáo hoàng của công bằng xã hội và một người đối thoại kiên định trong thời đại xung đột toàn cầu.

Cũng trong bài phát biểu đầu tiên ở Vương cung Thánh đường Thánh Peter, tân Giáo hoàng nói rằng Giáo hội hoàn vũ vẫn có thể nghe thấy “tiếng nói yếu ớt nhưng tràn ngập sự can đảm của Đức Giáo hoàng Francis”, người tiền nhiệm của Ngài.

Theo các nhà phân tích, câu nói này đã phần nào thể hiện định hướng của Ngài về sự tiếp nối với di sản mục tử của người tiền nhiệm giàu lòng thương xót, đơn sơ và yêu thương người nghèo - cố Giáo hoàng Francis.

Vì sao các Giáo hoàng chọn tông hiệu?

Theo Vatican News, việc chọn một cái tên mới mang ẩn ý rằng tân Giáo hoàng đã được tái sinh thành một con người mới, gánh vác một trách nhiệm mới, trách nhiệm dẫn dắt toàn thể Giáo hội Công giáo hoàn vũ.

Bên cạnh đó, cũng có giải thích cho rằng việc chọn tên mới làm tông hiệu thay vì sử dụng tên thật bắt nguồn từ việc Thánh Peter - vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo, là người vốn có tên là Simon, đã được Chúa Jesus đặt một cái tên mới và tấn phong Giáo hoàng cho Ngài.

Ngoài ra, một số vị Giáo hoàng ở thời kỳ đầu trong lịch sử Giáo hội đã sử dụng tên khác làm tông hiệu do có nguồn gốc từ tên của các vị thần ngoại giáo. Điển hình là trường hợp của Giáo hoàng John II (533) - vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội sử dụng tông hiệu thay cho tên rửa tội do cái tên Mercurius quá giống với Thần Mercury của La Mã.

Vị Giáo hoàng tiếp theo chọn sử dụng tông hiệu là Giáo hoàng John XIV (983) do tên của Ngài là Peter Canepanova, để tránh mang tên Peter II, thể hiện sự tôn kính đối với Thánh Peter. Không chỉ Ngài mà tất cả Giáo hoàng đều đã và sẽ không sử dụng tông hiệu Peter.

Bắt đầu từ thời Giáo hoàng John XII (955 - 964), việc chọn tông hiệu đã trở thành thông lệ cho đến tận ngày nay, trừ hai vị Giáo hoàng chọn sử dụng tên rửa tội là Giáo hoàng Adrian VI (1522 - 1523) và Giáo hoàng Marcellus II (1555).

Tân Giáo hoàng có thể chọn tông hiệu theo người tiền nhiệm hoặc bất kỳ vị Thánh Công giáo nào để thể hiện lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ và mong muốn noi gương.

Ví dụ, cố Giáo hoàng Francis đã chọn tông hiệu này để nhắc nhở bản thân phải luôn yêu thương người nghèo, sống đơn sơ, giản dị giống như cách Thánh Francis of Assisi (Thánh Francis thành Assis - 1181-1226) đã dành cả cuộc đời để sống một cuộc đời khó nghèo với người nghèo khó.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Từ nước Mỹ đến trái tim châu Mỹ

Chiều 8-5 (theo giờ Rome), Hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost được chọn trở thành Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo và Ngài cũng chính là Giáo hoàng đầu tiên đến từ nước Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Hồng y Robert Francis Prevost trở thành Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo, mang tông hiệu Leo XIV và nối tiếp di sản của Giáo hoàng Francis với tinh thần phục vụ người nghèo.

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cảnh báo Nga sắp tiến hành không kích lớn, và kêu gọi công dân Mỹ tại Ukraine chuẩn bị trú ẩn ngay lập tức nếu có cảnh báo không kích.

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ngày 10-5, quân đội Pakistan tố Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của họ, và họ đã đáp trả.

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Ngày 9-5, ông Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Mỹ, kể cả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận.

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Việt - Nga: Tôn trọng lịch sử, hướng tới tương lai

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương, khẳng định cam kết gắn bó lâu dài giữa hai quốc gia trên nền tảng lịch sử vững chắc.

Việt - Nga: Tôn trọng lịch sử, hướng tới tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar