21/03/2023 09:09 GMT+7

Tầm nhìn mới của Nhật Bản: 'Phía Nam toàn cầu'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang di chuyển như con thoi trong ba tháng đầu năm 2023, tìm kiếm một mặt trận chung, một tầm nhìn mới cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Chính phủ Nhật Bản - Dữ liệu: Duy Linh - Đồ họa; T.ĐẠT

Nguồn: Chính phủ Nhật Bản - Dữ liệu: Duy Linh - Đồ họa; T.ĐẠT

Ngày 20-3, ông Kishida đã đến Ấn Độ, nơi ông công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Nhật Bản. Vài ngày trước đó, ông đã có cuộc gặp nhằm khép lại các bất đồng lịch sử với Hàn Quốc.

Tập trung Ấn Độ, ASEAN

Những động thái của ông Kishida không chỉ nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào tháng 5 tới tại Hiroshima mà còn đặt viên đá nền tảng cho di sản nhiều năm tới.

"Tăng cường quan hệ đối tác này không chỉ quan trọng đối với hai nước chúng ta mà còn thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Kishida tại New Delhi ngày 20-3.

Ở chiều ngược lại, ông Kishida khẳng định Ấn Độ là "đối tác không thể thiếu của Nhật Bản trong việc hiện thực hóa tự do và an ninh khu vực" thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chuyến đi của ông Kishida tới Ấn Độ diễn ra vài tuần sau khi Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa không đến cuộc họp ngoại trưởng G20 hồi đầu tháng này tại New Delhi. Sự vắng mặt của ông Hayashi đã gây ra phản ứng dữ dội từ truyền thông Ấn Độ, với một số cho rằng điều đó có thể phủ bóng đen lên quan hệ song phương.

Do đó, trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của ông Kishida, Tokyo đã phát đi các thông điệp nhấn mạnh chuyến thăm đánh dấu cái bắt tay giữa nước chủ nhà G20 với nước chủ nhà G7.

Tầm nhìn của Nhật Bản, trên thực tế, vượt ra ngoài hai hội nghị ấy. Ấn Độ, một thành viên của bộ tứ kim cương QUAD - khuôn khổ an ninh bốn bên gồm: Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Úc - đã nổi lên như một thành viên chủ chốt của "phía Nam toàn cầu" (Global South). 

Đây là một thuật ngữ chỉ chung các quốc gia đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Thuật ngữ này gần đây đã được sử dụng thay cho "thế giới thứ ba", dùng để chỉ các quốc gia không đứng về phía nào trong chiến tranh lạnh.

Giữa tuần trước, Nhật Bản đã công bố sách trắng về "phía Nam toàn cầu", trong đó khẳng định Tokyo sẽ ưu tiên phát triển quan hệ và hỗ trợ những nước này. Các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn là một phần trong khu vực này, sẽ nhận được nhiều thiết bị phi quân sự và sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng từ Tokyo, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Gắn kết bằng "sự đồng điệu"

Ấn Độ đã xác định họ sẽ là tiếng nói đi đầu của các nước "phía Nam toàn cầu" và xem đây là một trụ cột trong chương trình nghị sự của năm chủ tịch G20. Vào tháng 1 năm nay, New Delhi đã tổ chức một hội nghị quy tụ đại diện của hơn 120 nước "phía Nam toàn cầu". 

Trong đó Thủ tướng Modi khẳng định phần lớn những thách thức hiện nay của các nước này lại không phải do chính họ tạo ra. Ông nhấn mạnh với 3/4 dân số toàn cầu, các quốc gia này phải có tiếng nói tương đương và được tính đến trong việc tìm ra các giải pháp cho khủng hoảng.

Việc Nhật Bản đẩy mạnh chính sách "phía Nam toàn cầu" vào thời điểm hiện tại cho thấy Tokyo đang tìm kiếm "sự đồng điệu" với các nước như Ấn Độ và ASEAN thông qua chia sẻ lợi ích và tầm nhìn chung. 

Phó giáo sư Ryo Sahashi (Đại học Tokyo) nhận định Nhật Bản sẽ cố gắng cho thấy họ tiếp cận vấn đề khác với châu Âu, Mỹ và tìm cách kéo các nước từng chút về phía mình bằng "sự đồng điệu" thay vì ép buộc.

Những động thái hiện tại của Tokyo cũng phản ánh nỗ lực tạo dấu ấn cá nhân của Thủ tướng Kishida, hướng tới việc tạo dựng được một di sản sẽ định hình chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong nhiều năm tới.

Nhật Bản đã có hàng chục năm theo đuổi chính sách "ngoại giao toàn cảnh" hay "ngoại giao đa hướng" và ông Kishida đã kế thừa điều đó, nâng thành "ngoại giao chủ nghĩa hiện thực cho một kỷ nguyên mới". 

Định hướng tổng thể vẫn không thay đổi, song Nhật Bản dưới thời ông Kishida đang theo một cách tiếp cận mới khi tập trung vào một số nước và nhóm nước có vai trò nổi bật thay vì cả khu vực rộng lớn.

Trong bối cảnh đã có nhiều nghi ngờ về việc Nhật Bản sẽ trở lại vai trò "người đi sau" thời hậu Abe Shinzo, giới quan sát cho rằng để tạo được sự khác biệt và để lại di sản, Chính phủ của ông Kishida cần phải đề ra thêm nhiều sáng kiến ngoại giao hơn nữa.

Với những gì đang diễn ra, 2023 được cho sẽ là năm tiền đề cho những ý tưởng tiên phong của Nhật Bản, giống như cách họ đã làm khi đề ra chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sử dụng thuật ngữ này trước cả Mỹ vào năm 2016.

Cạnh tranh với Trung Quốc

Mặc dù Trung Quốc vẫn thường được xếp vào nhóm "phía Nam toàn cầu", giới quan sát tin rằng mục tiêu của Tokyo là cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh tại khu vực này hơn là hỗ trợ.

Sự cạnh tranh sẽ được thể hiện rõ ràng nhất tại ASEAN. Đây là khu vực gần Trung Quốc và có Biển Đông, nơi hơn 40% giao thương hàng hải của Nhật Bản đi qua.

Tokyo vừa trở thành nước đối tác đầu tiên thiết lập đường dây nóng quốc phòng với ASEAN trong tháng này và đang đặt mục tiêu trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ năm của ASEAN sau khi Trung Quốc đã đạt được điều này năm 2021.

Từ Ấn Độ, Nhật Bản công bố chiến lược mới đối phó Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 20-3 với trọng tâm là Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ngày 14-5, ông Putin đã chỉ trích cuộc điều tra của Liên hợp quốc về vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine hôm 17-7-2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Trước thông tin danh sách tham gia đàm phán không có ông Putin, Tổng thống Zelensky và lãnh đạo các nước đã 'đồng thanh' kêu gọi ông xuất hiện, đồng thời khẳng định hòa bình không thể xây dựng từ khoảng cách.

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định việc ông Putin cử một phái đoàn cấp thấp tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine '"giống như một cái tát vào mặt".

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Truyền thông Nga cho biết phía Nga đã điều chiếc Su-35 này đến Estonia để ngăn chặn việc bắt giữ một tàu chở dầu thuộc 'hạm đội bóng tối'.

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Quân đội Indonesia thông báo đã giết chết 18 thành viên của nhóm vũ trang ly khai trong một chiến dịch ở vùng núi Papua, khu vực thường xuyên xảy ra xung đột giữa quân đội và lực lượng đòi độc lập.

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar