11/07/2016 09:02 GMT+7

Tấm bằng ĐH “rẻ” tự bao giờ?

HẢI LONG
HẢI LONG

TTO - Sau khi đưa con trai đi thi THPT quốc gia 2016, tôi cứ ám ảnh bởi suy nghĩ giá trị của tấm bằng ĐH bây giờ còn bao nhiêu?

Là một người cha, tôi hoang mang nếu đậu một trường ĐH nào đó (lực học con chỉ trên mức trung bình) thì con có thể thành công, có tự tìm được công việc cho mình sau bốn năm nữa? Tôi băn khoăn con sẽ bị bơ vơ sau khi tốt nghiệp vì con đang được bước chân vào cổng trường ĐH quá dễ dàng.

Cách đây hơn chục năm, ĐH là niềm mơ ước của học sinh, là niềm tự hào của phụ huynh. Khi ấy, tâm lý cha mẹ thường nghĩ rằng đậu ĐH là con thành đạt rồi, có tương lai tươi sáng rồi. Nếu trượt ĐH, vào được CĐ, thậm chí trung cấp cũng được coi là “xịn”. Có những người thi tới ba năm mới đậu, vẫn ăn mừng hoành tráng. Khi ra trường, những bạn trẻ ấy đa số thành đạt, hoặc ít nhất có được một công việc tốt, thu nhập ổn định, tự lo thân được.

Nhưng ngày nay, việc đậu ĐH lại là “chuyện thường ở huyện”, chưa được 15 điểm/ba môn cũng đậu. Người người đậu ĐH, nhà nhà cho con học ĐH. Cháu tôi đậu một trường ĐH ở TP.HCM nhưng không dám đi học vì sợ thất nghiệp. Một đứa cháu khác “phớt lờ” ĐH chỉ vì suy nghĩ: “Học nghề cho chắc”.

Không phủ nhận những trường có tiếng, đầu vào cao thì khi tốt nghiệp ra các em có chỗ đứng, nhưng nhiều trường “mở cửa” ào ào cho các em vào học với đầu vào rất thấp nên nguy cơ thất nghiệp tăng lên là lẽ thường. Có những em nhận được không dưới chục lời mời nhập học (bao gồm cả ĐH dân lập, CĐ, trung cấp).

Để được bước chân vào giảng đường hiện nay không còn khó khăn như trước kia nữa, tương lai của con em chúng ta cũng bị “bỏ ngỏ”. Trong khi đó, chất lượng đầu vào thấp thì rất khó để có được những cử nhân, giáo viên, kỹ sư chất lượng trong tương lai.

Điều đáng nói, điểm thi thấp vẫn được học ĐH không còn là chuyện lạ nữa. Nhiều em học nhưng không biết tương lai, học cho bằng bạn bằng bè, học để có tấm bằng là chính và có thể vẫn lường trước được tầm quan trọng của tấm bằng đôi khi chẳng giúp các em có được một việc làm. Ngay bản thân tôi động viên con thi tốt, mong con thi đậu nhưng vẫn canh cánh nỗi lo liệu nếu con đỗ được, niềm tin vào tấm bằng sau này của con được bao nhiêu?

Tôi tự hỏi tấm bằng ĐH bị “rớt” giá tự khi nào? Những ngày cùng “tiếp sức” cho con trong kỳ thi vừa qua, tôi nghiệm ra một điều ngay chính bản thân cha mẹ cũng đang “mù mờ” trong việc định hướng tương lai của con cái. Có không ít ông bố, bà mẹ cùng chung tâm trạng như tôi, mong con đậu nhưng lại mang nỗi lo sợ sau này con làm ở đâu. Bằng ĐH có là tấm vé đúng nghĩa giúp con vào đời?

HẢI LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Nếu vẫn coi đại học là nơi "đào tạo nguồn nhân lực" đơn thuần thì dù tổ chức theo mô hình nào cũng không tạo ra chuyển biến đáng kể.

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar