19/11/2018 17:46 GMT+7

Tại sao sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ở Khánh Hòa?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Công trình, hạ tầng, nhà cửa của người dân dày đặc chắn dòng thoát lũ cùng với mưa lớn cực đoan đã tạo ra dòng lũ quét, sạt lở đất khiến 18 người chết và mất tích tại tỉnh Khánh Hòa.

Tại sao sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ở Khánh Hòa? - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm người mất tích tại hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Đồng - Ảnh: T.THỊNH

Tại buổi thông tin với báo chí chiều 19-11, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) Nguyễn Trường Sơn nhận định công trình, hạ tầng, nhà cửa của người dân dày đặc chắn dòng thoát lũ cùng với mưa lớn cực đoan là nguyên nhân chính đã tạo ra lũ quét, sạt lở đất khiến 18 người chết và mất tích tại tỉnh Khánh Hòa.

Ông Sơn cho biết lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra ở miền núi như Bắc Bộ, Tây Nguyên là những nơi có địa hình núi cao, chia cắt. Nhưng lũ quét, sạt lở đất ở Khánh Hoà lại xảy ra hoàn toàn trong thành phố đang phát triển nhất khu vực Nam Trung Bộ là TP Nha Trang và hậu quả rất nghiêm trọng, thống kê đến chiều 19-11 đã có 18 người chết và mất tích.

Hiện trường mưa lũ, sạt lở đất ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa - Video: T.THỊNH

Theo ông Sơn, qua thực tiễn theo dõi, đánh giá từ tỉnh Khánh Hòa, phản hồi của người dân và hình ảnh thực tế nơi bị sạt lở nhiều nhất ở núi Hòn Rớ (TP Nha Trang) cho thấy hạ tầng kinh tế nơi này đã phát triển rất mạnh trong 10 năm qua.

"Năm 2008, có thể thấy cơ bản còn nguyên sơ. Đến năm 2018, bị bạt quanh chân núi bởi nhà cửa công trình hạ tầng với mật độ dày đặc. Ba phần tư xung quanh núi là các công trình hạ tầng, nhà cửa, chỉ còn duy nhất mặt hướng ra biển là còn nguyên. Khi mưa lớn cục bộ, nước thoát từ trên xuống mà không có dòng chảy thì đương nhiên sẽ gây lũ quét, sạt lở đất.

Thứ hai, do mưa cục bộ quá lớn, vượt sức tưởng tượng, trong vòng 12 giờ lượng mưa đo được trên 300mm. Đây là yếu tố cực đoan diễn ra trong thời gian ngắn ở khu vực hẹp, địa hình dốc và không có dòng chảy nên đã tạo ra lũ quét, sạt lở đất. Đó là hai nguyên nhân chính dẫn tới lũ quét, sạt lở đất gây hậu quả nặng nề như vậy" - ông Sơn phân tích.

Ngoài ra, theo ông Sơn, công tác dự báo định lượng mưa hiện còn rất khó khăn, từ đó cảnh báo cho người dân và chính quyền về nguy cơ xảy ra ở phạm vi hẹp rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tại sao sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ở Khánh Hòa? - Ảnh 3.

Núi Hòn Rớ (Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa), công trình, hạ tầng dày đặc bao quanh chân núi. Khoanh đỏ nơi xảy ra lũ quét và sạt lở đất trong ngày 18-11 - Ảnh: GOOGLE MAP

Về thông tin người dân và chính quyền địa phương nói lũ quét, sạt lở đất xảy ra bất ngờ và không lường trước được, ông Sơn cho rằng với địa hình núi dốc, mà công trình hạ tầng nhà cửa làm dưới chân núi, các khu vực nước thoát chảy từ trên đỉnh núi xuống thì đây chắc chắn là khu vực có nguy cơ cao.

"Tại sao lại có nhận định là nguy cơ thấp và không ngờ? Là vì ở đó 10 năm nay không có trận mưa nào lớn như vậy cho nên người ta nghĩ rằng không có nguy cơ gì cả. Nhưng bây giờ thiên tai là bất thường, là khó dự báo, không ai biết được trong tuần tới có xảy ra nữa không vì vậy công tác phòng ngừa, cảnh báo là rất quan trọng" - ông Sơn nhận định.

Tại sao sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ở Khánh Hòa? - Ảnh 4.

Phó tổng cục trưởng - phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ông Sơn cũng dẫn chứng về một bộ phim do chính truyền hình tỉnh Khánh Hòa thực hiện được giải nhất với tên "Đừng đùa với thiên tai" đã phản ánh chân thực nhất về người dân và chính quyền tỉnh Khánh Hòa ứng phó với bão.

"Trước bão 2 ngày, người ta quay toàn bộ dải bãi biển Nha Trang, trong đoạn phỏng vấn người dân có một gia đình trả lời rất hồn nhiên, 'hôm nay bão con được nghỉ cho nên vợ chồng dẫn cả con cái ra xem bão như thế nào', rồi phỏng vấn một cháu bé cũng bảo 'cháu chưa biết bão như thế nào về để biết cách phòng tránh', rồi phỏng vấn một người phụ nữ thì nói là ‘ôi, sống chết có số rồi’ không sợ lắm. 

Toàn bộ thực tiễn như vậy đã dẫn tới hậu quả đặc biệt lớn về người và lồng bè trên biển qua cơn bão Damrey năm ngoái. Tôi nghĩ rằng người dân và chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã có bài học xương máu rồi, bây giờ lại là lũ quét, sạt lở đất ngay trong thành phố lại là một bài học nữa nhưng là bài học quá đắt giá với 18 người chết và mất tích" - ông Sơn nhấn mạnh.

TTO - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, đến sáng 19-11,mưa lũ, sạt lở, lốc xoáy ở các ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận đã làm 12 người chết, 5 người mất tích, 41 người bị thương.

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar