18/09/2024 07:23 GMT+7

Tại sao nhiều người có tình cảm với đồ vật vô tri?

Nhiều người chia sẻ họ có tình cảm đặc biệt với gấu bông, cây cối, đồ nội thất... dù chúng chỉ là những vật vô tri.

Tại sao một số người lại gắn kết cảm xúc với các đồ vật?  - Ảnh 1.

Nhiều người từng có cảm xúc với những con thú nhồi bông, cây cối, đồ nội thất... - Ảnh: Getty

Khi phải vứt bỏ chiếc quần jean yêu thích đã mặc trong nhiều năm, Lilianna Wilde cảm thấy thật buồn cho nó dù nó không thể đáp lại cảm xúc của cô.

Khi chia sẻ trải nghiệm này trên TikTok, Wilde nhận thấy hóa ra có nhiều người cũng giống cô. Mọi người bình luận rằng họ từng có cảm xúc với những con thú nhồi bông, cây cối, đồ nội thất và thậm chí cả giọng nói của tính năng định vị GPS trên điện thoại.

Tiến sĩ Melissa Shepard, một bác sĩ tâm thần tại Maryland, cho biết hành vi này có thể là một phần trong mong muốn tự nhiên của con người tìm kiếm sự kết nối trong cuộc sống hằng ngày.

"Chúng ta được lập trình để kết nối với người khác, và đôi khi điều này mở rộng đến những thứ không phải con người", Shepard nói.

Shepard cho biết khi mọi người cảm thấy đồng cảm với những vật vô tri, họ đang nhân cách hóa chúng, gán cho chúng những hành vi hoặc cảm xúc của con người, mặc dù chúng không thể cảm nhận như con người.

Lý do chính xác tại sao con người làm điều này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chuyên gia có một số phỏng đoán. Theo Kim Egel - một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại California (Mỹ), đôi khi cảm xúc gắn liền với những vật gắn bó với một người trong thời gian dài, đến mức chúng trở nên có giá trị tinh thần hoặc gợi nhớ về một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ.

Đó cũng có thể là sự phản chiếu cảm xúc của một người lên đồ vật, chẳng hạn gán cho đồ vật cảm xúc mà họ từng trải qua. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy một người không nhận được sự kết nối mà họ mong muốn và cần từ con người.

Ngoài ra, có một tình trạng y tế được gọi là hội chứng bạn đồng hành ảo tưởng, trong đó mọi người có thể có những cảm xúc đồng cảm ở mức độ cực đoan và tin rằng các đồ vật thực sự có những cảm xúc đó. Tuy nhiên, tình trạng này ít phổ biến hơn việc nhân cách hóa đồ vật.

Theo Shepard, nếu bạn thấy mình có tình cảm với đồ vật, không có gì phải lo lắng, trừ khi đó là cảm xúc cực đoan gây cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn.

"Nếu bạn nhân cách hóa đồ vật thái quá, hoặc không thể vứt bỏ đồ vật vì cảm xúc quá mãnh liệt, lúc này bạn cần gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần", Shepard khuyên.

Vì sao bạn khó ‘dứt tình’ với người mình yêu?

TTO - Theo các nhà khoa học, buộc lòng phải ‘quên’ người mình đang yêu thật sự rất khó khăn, như việc đang muốn uống nước mà tự nhủ rằng mình không khát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar