29/11/2015 06:53 GMT+7

Tại sao người Sài Gòn sống hào hiệp?

TTO
TTO

TTO - "Thôi, bây giữ lại đi học xài. Chị bây ở mấy ngày tốn nhiêu đâu" - chị Ng.. chủ nhà trọ có đúng một phòng trong một xóm nhỏ trên đường Nguyễn Trung Ngạn (Q.1, TP.HCM) nói với cô bé mướn nhà sáng 9-11.

Xóm nhỏ lao động Nguyễn Trung Ngạn với nhiều người Sài Gòn gốc rất sạch sẽ, bình yên sáng 9-11 - Ảnh: M.C

Cô bé sinh viên vốn dân tỉnh về Sài Gòn học dáng vẻ hiền lành lí nhí cảm ơn cô chủ nhà trọ kiêm chủ quán cà phê cóc không tên coi ra cũng không đông khách gì.

Xóm nhỏ nằm giữa trung tâm sầm uất nhất Sài Gòn chỉ chừng vài chục hộ, hầu hết là dân Sài Gòn cố cựu. Dân trong xóm bán hủ tíu, cà phê, cơm...cho khách xung quanh, dân công sở quen biết ghé quán. Chị Ng. bảo: "Má chồng tui ở đây lâu lắm rồi. Tui về làm dâu nhà này vào chục năm nhưng cũng là dân khu lao động trên đường Trần Hưng Đạo".

Thiếu nữ Sài Gòn với chiếc Velo Solex thịnh hành đầu thập niên 60 thế kỷ trước  trên đường Lê Lợi năm 1961 - Ảnh: LIFE

Chị Ng. giải thích chuyện mình không nhận đề nghị "chị con dưới quê lên ở phòng con mấy ngày, tốn thêm điện nước"  của cô bé sinh viên: "Trời, sắp nhỏ dưới quê lên, cứ chút lấy, chút lấy của tụi nhỏ thì tụi nhỏ sống làm sao?".

Đó không phải là chuyện cá biệt  trong cách sống của người Sài Gòn bao lâu nay và bây giờ cũng vậy mà người ta ai cũng nói là sống hào hiệp: rộng rãi, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Từ việc chỉ đường, thậm chí dân đường nhiệt tình cho bất kỳ ai, nơi khởi phát bình trà đá miễn phí, quán cơm 2.000 đồng, nhà tình thương... cho đến bao nhiêu lần đóng góp từ thiện cho bà con vùng bão lũ, nhưng số phận cơ nhỡ... đều nói lên một tính cách của người Sài Gòn hào hiệp.

Tại sao người Sài Gòn sống hào hiệp? - Bạn là người Sài Gòn cố cựu hay là người Sài Gòn mới vài năm; từng ghé qua Sài Gòn.. có thể giải thích điều này không?

Mời bạn nói ra suy nghĩ của mình trong phần bình luận dưới bài!

 

Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp là một góc chia sẻ mới trên trang bạn đọc Tuổi Trẻ Online. 

Với góc chia sẻ này, các bạn có thể gửi tất cả thắc mắc lâu nay của mình, ở mọi vấn đề, đề tài trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như những kiến thức khoa học thường thức, văn hóa nghệ thuật...

Và các bạn bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình cũng thoải mái trả lời những thắc mắc của người khác.

Tuổi Trẻ Online tôn trọng và đăng tải những thắc mắc (hỏi) lẫn trả lời (đáp) chân thành, thuyết phục của các bạn, miễn không xúc phạm người khác. Thân mời bạn tham gia!

TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online phản ánh thời gian qua xe ba gác, xe lôi tự chế... vẫn chạy nhiều trên các tuyến đường ở TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xử lý.

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar