07/05/2023 09:14 GMT+7

Tại sao người ăn ít vẫn tăng cân, ăn nhiều chẳng mập?

Nhiều người ăn ít, giảm tối đa tinh bột, chất béo vào cơ thể nhưng vẫn tăng cân. Thế nhưng ngược lại, nhiều người dù ăn rất nhiều, ăn uống thoải mái lại không thể tăng cân được.

Nhiều người ăn ít nhưng vẫn tăng cân - Ảnh minh họa

Nhiều người ăn ít nhưng vẫn tăng cân - Ảnh minh họa

Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay sự khác nhau trong cân nặng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, cơ địa, lối sống và chế độ ăn uống.

- Do yếu tố di truyền: Một số người có cơ địa chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nhanh chóng và khó tích trữ dưới dạng mỡ. Trong khi đó, một số người lại có cơ địa chuyển hóa thức ăn thành năng lượng chậm hơn và dễ dàng tích trữ mỡ.

Bên cạnh đó, một số người có khối lượng cơ lớn hơn, do đó cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của khối cơ hằng ngày. Vì vậy, những người này có thể ăn nhiều nhưng dễ dàng tiêu thụ nhiều calo hơn nên sẽ khó tăng cân.

- Do hoạt động thể chất khác nhau: Mức độ hoạt động thể chất của mỗi người khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng đến số calo tiêu hao hằng ngày.

Nếu một người không tập thể dục hoặc ít vận động, cơ thể của họ sẽ không tiêu thụ năng lượng. Còn với người tập thể dục thường xuyên sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Do đó, những người ít hoạt động thể chất cần giảm lượng calo để duy trì cân nặng.

- Do tốc độ trao đổi chất cơ bản: Đây là mức độ calo mà cơ thể bạn tiêu thụ để duy trì các chức năng cơ bản như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và duy trì nhiệt độ cơ thể.

Nếu cơ thể có tốc độ trao đổi chất cơ bản nhanh hơn, sẽ đốt cháy calo nhiều hơn và dễ giảm cân hơn. Ngược lại, nếu bạn có tốc độ trao đổi chất chậm, đốt cháy calo ít hơn và dễ tăng cân.

- Do chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không cân đối hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân.

Dù bạn ăn ít nhưng thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn lại quá giàu chất béo, lượng calo lớn sẽ khiến cơ thể chuyển thành lượng mỡ dự trữ, dẫn đến tăng cân. 

Hoặc do bạn ăn rất nhiều nhưng chế độ ăn uống  không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình vận động, bạn có thể luôn cảm thấy đói và nhu cầu ăn. Điều này dẫn đến việc bạn ăn nhiều nhưng khó có thể lên cân như mong muốn.

- Do tình trạng sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa và tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ tăng cân.

"Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình ăn ít nhưng vẫn mập hoặc ăn nhiều mà vẫn không tăng cân thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về cơ địa và lối sống của mình. Từ đó đưa ra chế độ ăn uống và lối sống phù hợp để duy trì cân nặng và sức khỏe tốt", bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Giảm cân ở người lớn tuổi không phải lúc nào cũng tốt

Nhiều người có thể vui mừng về việc giảm cân, tuy nhiên việc giảm cân không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar