10/05/2019 15:35 GMT+7

Tái hẹp sau nong mạch và đặt stent

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Việc chèn ép các mảng bám trong quá trình nong và đặt stent gần như sẽ luôn luôn tạo ra chấn thương cho thành mạch máu.

Tái hẹp sau nong mạch và đặt stent - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: cardiologypune.in

Tái hẹp liên quan đến việc thu hẹp tái phát của động mạch vành sau khi bị tắc nghẽn đã được điều trị bằng nong mạch và đặt stent.

Nếu tái hẹp xảy ra, nó thường xảy ra trong vòng 3-12 tháng sau khi tiến hành thủ thuật. Vì tái hẹp làm cho động mạch trở nên thu hẹp trở lại, nên các triệu chứng đau thắt ngực thường sẽ tái phát.

Tái hẹp đã được công nhận là một vấn đề trong những ngày đầu tiên sau khi nong mạch, xảy ra trong khoảng 40-50% những người chỉ được điều trị bằng nong mạch đơn thuần.

Trong thực tế, lý do khiến bạn phải đặt stent có thể sẽ liên quan đến tỉ lệ bị tái hẹp sau phẫu thuật và có thể làm giảm nguy cơ tái hẹp.

Ở một mức độ lớn, stent đã thành công trong việc làm như vậy. Ngay cả với thế hệ đầu tiên của stents kim loại trần (Bare Metal Stent - BMS), tỉ lệ tái hẹp giảm đáng kể (khoảng 20-30% trong 12 tháng). Sau đó, stents phủ thuốc (Drug Eluting Stent - DES) đã được phát triển để cố gắng làm giảm tỷ lệ tái hẹp hơn nữa. Trong DES, stent được bọc bằng các thuốc ức chế sự phát triển của mô dẫn đến tái hẹp.

Thế hệ đầu tiên của DES làm giảm tỉ lệ tái hẹp xuống khoảng 15% vào thời điểm 5 năm. Thuốc DES mới làm giảm tỷ lệ tái hẹp, thậm chí còn khoảng 5 - 7% ở 5 năm.

Nguyên nhân gây tái hẹp sau nong mạch

Nong mạch (và đặt stent, vì nó luôn kèm theo nong mạch) là một dạng chấn thương mô. Trong quá trình nong mạch, một ống thông mang theo một quả bóng hơi sẽ đi qua một mảng xơ vữa động mạch và sau đó quả bóng sẽ được bơm phồng lên.

Sự tăng kích thước bóng đè nén lên các mảng bám, do đó mở rộng lòng của động mạch. Một stent - một hệ thống thanh chống cực nhỏ - sau đó được mở rộng tại vị trí nong mạch, để giữ cho động mạch mở rộng khỏi bị xẹp xuống. Việc chèn ép các mảng bám trong quá trình nong và đặt stent gần như sẽ luôn luôn tạo ra chấn thương cho thành mạch máu.

Tái hẹp xảy ra như là một kết quả của sự phát triển mô ở vị trí điều trị. Nó gần như có thể được nghĩ đến như là một kết quả của một quá trình 'chữa bệnh' sau chấn thương tại chỗ của nong mạch. Các tế bào nội mô phủ trong lòng động mạch vành sẽ nhân lên tại nơi chấn thương. Nếu sự gia tăng này của các tế bào nội mô trong trở nên quá mức, các tế bào có thể gây cản trở mạch máu ở vị trí đặt stent.

Tái hẹp cũng có thể xảy ra như là kết quả của tình trạng xơ vữa động mạch tái phát. Tái hẹp do xơ vữa động mạch có xu hướng xuất hiện một thời gian khá dài sau khi làm thủ thuật - thường là từ 1 năm trở lên.Trường hợp tái hẹp điển hình hơn, thường thấy trong vòng 6 tháng và hầu như chắc chắn sẽ xuất hiện trong vòng 12 tháng sau khi làm thủ thuật, thường do sự phát triển của tế bào nội mô.

Tái hẹp sau nong mạch và huyết khối

Tái hẹp không giống như huyết khối tĩnh mạch - sự tắc đột ngột của stent do sự hình thành cục máu đông. Huyết khối stent thường là một vấn đề nghiêm trọng, vì nó thường gây tắc nghẽn đột ngột và hoàn toàn động mạch vành. Nguy cơ huyết khối cao nhất trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau khi đặt stent, nhưng giảm đáng kể khi sử dụng thuốc ức chế tiểu cầu.

Cũng có một nguy cơ nhỏ có thể xảy ra huyết khối stent muộn - huyết khối xảy ra sau hơn 1 năm đặt stent - và trong những năm gần đây thuốc chống tiểu cầu phải được tiếp tục sử dụng trong ít nhất một năm và thậm chí lâu hơn để dự phòng tình trạng huyết khối stent. Cách tốt nhất để ngăn ngừa huyết khối stent muộn, vẫn còn gây tranh cãi.

Điều trị tái hẹp sau nong mạch

Mặc dù việc sử dụng DES đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tái hẹp do đặt stent, nhưng nó vẫn chưa loại bỏ được vấn đề.

Nếu tái hẹp xảy ra và gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, điều trị thường là tiến hành một quy trình lặp lại - thông thường là chèn thêm một stent thứ hai ở cùng một vị trí.

Các điều trị không xâm lấn đối với đau thắt ngực cũng là một cách thay thế. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một lựa chọn khác cho những người bị tái hẹp stent, đặc biệt là nếu tái hẹp sau khi dùng stent thứ hai.

Tái hẹp là nhược điểm chính trong việc sử dụng nong mạch và stent điều trị bệnh động mạch vành. Khi công nghệ stent đã được cải thiện, hiện tượng tái hẹp đã trở nên rất hạn chế. Tuy nhiên, việc sử dụng stents hiện đại đã đưa ra một vấn đề khác cần được quan tâm hơn: Huyết khối stent. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ của vấn đề mới này vẫn đang được nghiên cứu.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar