20/03/2025 09:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tai hại từ nạn nghiện mạng xã hội

Một đứa trẻ 3 tuổi chưa thể nói từ đơn, một đứa khác suốt ngày gọi mẹ là 'má mì' theo TikTok. Những người già ôm điện thoại ngủ gật. Người trẻ ngồi bên nhau nhưng tâm tư gửi cho cái điện thoại. Ngày càng nhiều người thành 'con nghiện' điện thoại.

Tai hại từ nạn nghiện mạng xã hội - Ảnh 1.

Liệu mấy ai có thể tự tin nói rằng mình đã biết cách kiểm soát nó?

Bi hài cùng chiếc điện thoại

Gần nhà tôi, một em bé được cha mẹ cho xem YouTube từ lúc bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi), đến nay gần 3 tuổi vẫn chưa thể gọi "bố, bà, mẹ", chỉ bi bô những "âm thanh lạ". Một đứa trẻ khác hơn 2 tuổi gọi mẹ là "má mì" vì được xem TikTok. Không ít trẻ giận dữ khóc la đòi xem điện thoại cho bằng được mới chịu ăn…

Không chỉ trẻ em ghiền những hình ảnh trong điện thoại. Người lớn, người tuổi trung niên cho đến người già 70 tuổi ai ai cũng ôm điện thoại mọi lúc mọi nơi như vật bất ly thân. Và bao nhiêu chuyện bi hài dở khóc dở cười liên quan đến điện thoại.

Từ khi chúng tôi sắm cho mẹ chiếc smartphone, nhà sẵn có WiFi, mẹ hầu như online 24/7. Thời gian đầu tôi thấy vui vì cảm giác mẹ không còn lạc lõng giữa xã hội, mẹ được kết nối với con cháu, bà con gần xa.

Rồi một lần chứng kiến cảnh mẹ xem đến lúc ngủ gật, rơi điện thoại. Mẹ thường xuyên mất ngủ đêm, ngày lo lắng đủ chuyện trên đời, so sánh chuyện người ta trên mạng với chuyện gia đình mình, rồi chia sẻ đủ thứ tin giả mà không hay biết…

Bước ra ngoài mỗi ngày, nhìn xung quanh rất dễ thấy cảnh người già, người trẻ ai ai cũng dán mắt vào điện thoại. Vừa ăn vừa lướt video ngắn, một tay lái xe một tay bấm điện thoại, dừng đèn đỏ vài giây cũng móc điện thoại ra xem. Rồi những phụ huynh chơi với con nhưng mắt không rời màn hình, con cháu đến thăm ông bà chào người lớn xong là kiếm chỗ lướt mạng…

Đám cưới, đám giỗ hay họp mặt bây giờ cũng nhạt hơn khi nhiều người mải mê với thế giới riêng trong chiếc điện thoại. Những người cầm điện thoại góp chuyện bằng những tiếng "à, ừ", "hả", "gì thế", "nói đến đâu rồi"...

Những lần buổi hội nghị, hội thảo, tổng kết, khai trương cũng ít người tập trung suốt buổi vào sự kiện bởi mắt bận nhìn vào màn hình điện thoại.

Báo chí cũng đã đăng tải rất nhiều video clip kiểu: cụng đầu vào cửa cuốn vì mải mê bấm điện thoại, dừng xe máy giữa làn đường ngược chiều bấm điện thoại, ngã xuống cống vì mải xem điện thoại, dẫn con ra nơi công cộng rồi bỏ con tự thân vận động khi mẹ dán mắt vào màn hình. 

Lên giường ngủ mỗi người một thế giới riêng trong điện thoại, chồng xem chiến sự thế giới, vợ mải xem live stream bán hàng.

Mỗi người cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh, kết nối với mọi nơi mọi lúc mà đang âm thầm phá hủy sự kết nối với thực tại, giữa người với người trước mặt.

Trách chi trẻ em, liệu rằng người lớn có thể kiểm soát được mình để không trở thành "con nghiện" điện thoại? Hay chúng ta đang cố biện minh "thời đại nó thế" rồi đắm chìm vào vòng xoáy ảo mà không dám tự đối diện, nhận ra rằng mình đang nghiện?

Cạn năng lượng vì lướt điện thoại

Anh họ của tôi đang sống cùng mẹ già khoảng 60 tuổi. Mẹ anh cũng nghiện điện thoại. Anh kể bà xem điện thoại đến khuya, xem đủ chuyện trên đời rồi bị ám ảnh, so sánh chuyện trên mạng với chuyện thực tế, quay sang chia sẻ chuyện "con dâu, con trai" khiến gia đình lục đục.

Để giải quyết vấn đề này, anh chọn giải pháp "cắt WiFi lúc 9h tối". Thế là mọi chuyện bỗng nhiên tươi đẹp, không có gì xem, mẹ cùng các thành viên trong nhà ngủ sớm hơn, bớt nghĩ bớt lo và gia đình êm ấm.

Giữa thời đại số, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một vật bất ly thân, mấy ai dám cắt sóng? Tôi thấy cách làm của anh dù chưa giải quyết được gốc vấn đề nhưng đã thể hiện được sự quyết tâm với nạn mê điện thoại. Như anh nói những chiếc điện thoại đang âm thầm phá hủy sự kết nối giữa người với người.

Cuộc sống đang mất đi những tương tác thực lòng với nhau, bởi mối quan tâm với người thân hời hợt hơn so với sự quan tâm chuyện người ta ở trên mạng. Tôi thấy nhiều bố mẹ một tay cho con ăn, tay kia thì bấm lướt liên tục, đút con ăn nhưng không nhìn mặt con. Hay khi ngồi cà phê cùng bạn bè, tai vẫn nghe chuyện người kia nói nhưng mắt dán vào màn hình, ta chia thành hai nửa, không trọn vẹn với bạn bè.

Chúng ta bị cuốn vào hàng loạt thông tin hỷ nộ ái ố trên mạng: từ những vụ đánh ghen, ngoại tình cho đến chuyện bóc phốt của những người dưng mà ta chưa từng gặp. Từ những chuyện người khác khoe nhà, khoe xe, khoe con đến những chuyện tâm linh, bói toán…

Những thông tin ngồn ngộn mỗi ngày trên chiếc điện thoại đang dần hút cạn kiệt nguồn năng lượng trong mỗi người. Khi đặt chiếc điện thoại xuống (có khi đã 1h-2h sáng), đầu óc không thể nghỉ ngơi mà bị bủa vây bởi những thông tin, hình ảnh trước đó.

Mệt mỏi, thiếu ngủ, chúng ta mất kết nối với thực tại, mất đi sự tập trung vốn dành cho cuộc sống và những người thân yêu bên cạnh.

Việc nghiện điện thoại đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng mà chúng ta cần thẳng thắn đối mặt.

Giảm thời giờ ôm điện thoại, được không?

Với trẻ con, cần giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng, tivi… bằng nhiều cách như cắt sóng, cất điện thoại, đặt lịch hẹn giờ... Cần có những khung giờ mà mọi người nhất định không được sử dụng điện thoại như khi ăn cơm, khi tập trung gia đình, khi gặp bạn bè, khi đang lái xe.

Tập lại thói quen tương tác thật - tức tương tác với người khác bằng ánh mắt, giọng nói và tâm tư chân thành từ mình. Tuyệt đối không vừa xem điện thoại vừa nói vừa hỏi vì đó là những tương tác giả tạo.

Ông Trần Cẩm Tú: Mạng xã hội đang trở thành những thế lực quyền lực tiềm ẩn

Ông Trần Cẩm Tú cho rằng mạng xã hội đang trở thành những thế lực quyền lực tiềm ẩn với đời sống tư tưởng của hàng triệu con người Việt Nam ở trong, ngoài nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Kể từ 22h ngày 10-5, hai tuyến đường Tết Mậu Thân và tuyến đường Yersin (Mỹ Tho, Tiền Giang) sẽ được điều chỉnh thành đường một chiều, nâng số tuyến đường một chiều lên ba tuyến.

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar