30/10/2018 19:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tác giả võ hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Kim Dung, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại, vừa qua đời ở tuổi 94.

Tác giả võ hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94 - Ảnh 1.

Nhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94

Truyền thông Hong Kong ngày 30-10 đồng loạt đưa tin nhà văn , tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với nhiều tác phẩm võ hiệp kinh điển, đã qua đời ở tuổi 94.

Theo tờ Apple Daily News, nhà văn Kim Dung qua đời tại bệnh viện tư nhân Hong Kong Sanatorium & Hospital (HKSH) ở Hong Kong.

Con rể của ông là Dr Ng Wai Cheong đã xác nhận thông tin này, theo báo South China Morning Post (SCMP). Báo cáo cho biết ông qua đời sau một thời gian dài chống chọi bệnh tật.

Tác giả võ hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94 - Ảnh 2.

Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 10-3-1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá - Ảnh The Straits Times

Kim Dung nổi tiếng với một loạt tiểu thuyết như Xạ điêu anh hùng truyện, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký...

Ông là một trong những tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất, với hơn 300 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới.

Kim Dung trải qua 3 đời vợ. Ông có bốn người con, gồm 2 trai và 2 gái, đều do người vợ thứ hai tên Chu Mai sinh ra và không ai theo nghiệp văn chương của cha. 

Các tiểu thuyết võ hiệp đình đám của Kim Dung được thế giới biết tới rộng rãi từ thập niên 1950.

Từ năm 1955-1972, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc viết 15 tiểu thuyết dưới bút danh Kim Dung. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu tên tuổi của ông được biết tới rộng rãi là một trong những nhà văn võ hiệp nổi tiếng nhất lúc bấy giờ.

Tác giả võ hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94 - Ảnh 3.

Kim Dung đã trải qua 3 cuộc hôn nhân trắc trở - Ảnh: SINA

Lúc nhỏ, Kim Dung được biết tới là một cậu bé thông minh, lanh lợi. Ông đặc biệt yêu thích đọc sách và nghe kể những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết. Ngoài vai trò là một nhà văn, Kim Dung được biết tới là một nhà báo nổi tiếng. Ông là người đồng sáng lập nhật báo Ming Pao ở Hong Kong.

Ông chuyển tới Hong Kong sống vào năm 1948. Các tác phẩm kinh điển của ông đã truyền cảm hứng cho các nhà làm phim truyền hình Trung Quốc, thậm chí là các trò chơi video game.

Lâm Thanh Hà, Lưu Diệc Phi, Lý Nhược Đồng, Huỳnh Hiểu Minh...là những tên tuổi gắn với các bộ phim chuyển thể từ những tác phẩm kinh điển của Kim Dung - người được mệnh danh là "Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tiểu thuyết gia võ hiệp.

Sau tác phẩm võ hiệp đầu tiên mang tên Thư kiếm ân cừu lục ra năm 1955, câu lạc bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung tiếp tục đồ sộ lên với 14 tác phẩm cho tới năm 1972. 

"Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh). Đó cũng chính là 14 chữ đầu của 14 tựa đề tiểu thuyết kinh điển được nhà văn Kim Dung ngâm thành thơ.

Tác giả võ hiệp Kim Dung qua đời ở tuổi 94 - Ảnh 4.

Người dùng mạng xã hội bày tỏ sự thương tiếc khi hay tin nhà văn Kim Dung qua đời - Ảnh chụp màn hình

Nhiều người hâm mộ Kim Dung đã bày tỏ thương tiếc trước sự ra đi của tiểu thuyết gia tài ba. "Một phần tuổi thơ của tôi là những nhân vật đẹp nhất trong thế giới của Kim Dung, như Vương Ninh Yên và Tiểu Long Nữ…”, tài khoản hanako viết trên Twitter.

Nhiều ngôi sao Hong Kong đã chia buồn với gia đình nhà văn Kim Dung sau khi ông qua đời. Ngôi sao Hong Kong Lưu Đức Hoa, người thủ vai Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp bản 1983, chia sẻ: "Kim Dung là một thiên tài trong thế giới võ hiệp. Chính định mệnh đã cho tôi cơ hội thủ vai Dương Quá, một nhân vật mà ông đã sáng tạo ra... Sự ra đi của Kim Dung thật sự là mất mát lớn đối với thế giới võ hiệp. Tôi hy vọng ông an nghỉ trong yên bình và xin gửi lời chia buồn tới gia đình ông".

TTO - 15 bộ tiểu thuyết của Kim Dung có hàng trăm loại võ công, khiến đọc giả đều tin là thật. Vậy trong số những tuyệt nghệ võ lâm này, Kim Dung thích võ công nào nhất?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar