07/10/2021 22:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tác giả Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah: ‘Nhà văn châu Phi vĩ đại nhất còn sống’

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TTO - Giải Nobel văn chương 2021 vừa được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah, một tên tuổi có vẻ như nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

Tác giả Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah: ‘Nhà văn châu Phi vĩ đại nhất còn sống’ - Ảnh 1.

Nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah - Ảnh: Getty Images

Trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (gần 26 tỉ đồng) kèm huy chương và giấy chứng nhận, giải Nobel văn chương được trao cho "người sẽ tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất theo một định hướng lý tưởng trong lĩnh vực văn học", theo di chúc của Alfred Nobel - người sáng lập giải Nobel.

Công bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển vào ngày 7-10 nói rằng ông Abdulrazak Gurnah được vinh danh "vì sự thâm nhập không khoan nhượng và trắc ẩn của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Theo chủ tịch Ủy ban Nobel Anders Olsson, là một người viết, Abdulrazak Gurnah "với lòng trắc ẩn sâu sắc, ông đã luôn kiên định thâm nhập vào những tác động của chủ nghĩa thực dân ở Đông Phi, cũng như tác động của nó đến đời sống của di dân".

Với huy chương Nobel này, Abdulrazak Gurnah trở thành người thứ 6 đến từ châu Phi được vinh danh trong lịch sử giải Nobel văn chương, sau Wole Soyinka người Nigeria năm 1986, Naguib Mahfouz người Ai Cập năm 1988, Nadine Gordimer người Nam Phi năm 1991, JM Coetzee người Nam Phi 2003 và Doris Lessing người Anh-Zimbabwe năm 2007.

Được biết, tin Nobel đến với Abdulrazak Gurnah khi ông đang ở trong bếp nhà mình, và Ủy ban Nobel đã có một cuộc trò chuyện thật lâu và tích cực với ông.

Cũng giống như nhiều sự kiện khác, Nobel cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đại dịch. Lễ trao giải năm nay là sự kết hợp của các sự kiện được tổ chức cả trực tiếp và qua màn ảnh, theo The New York Times. Ban tổ chức cho biết những người đoạt giải sẽ nhận được huy chương và giấy chứng nhận tại quê nhà vào tháng 12.

Tác giả Nobel văn chương 2021 Abdulrazak Gurnah: ‘Nhà văn châu Phi vĩ đại nhất còn sống’ - Ảnh 2.

Abdulrazak Gurnah được Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh tại Nobel 2021 - Ảnh: Viện Hàn lâm Thụy Điển

"Xứng đáng nhất"

Theo The Guardian, biên tập viên Alexandra Pringle của Nhà xuất bản Bloomsbury tại Anh, một người đã gắn bó lâu năm với Abdulrazak, cho rằng chiến thắng của tiểu thuyết gia này là "xứng đáng nhất" cho một nhà văn chưa từng được công nhận xứng đáng cho công việc của mình.

"Ông ấy là một trong những nhà văn châu Phi vĩ đại nhất còn sống, và chưa ai từng để ý đến ông ấy. Điều đó giày vò tôi. Đối với tôi, ông ấy là một nhà văn phi thường viết về những điều thực sự quan trọng. Trái tim tôi tan nát vì ông ấy không được công nhận xứng đáng. Và giờ thì ông ấy đạt giải Nobel rồi", bà nói.

Abdulrazak Gurnah lớn lên ở đảo Zanzibar phía đông châu Phi và đến Anh tị nạn vào cuối những năm 1960. Ông từng là giảng viên tiếng Anh và văn chương hậu thuộc địa tại Đại học Kent cho đến khi nghỉ hưu.

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà văn 73 tuổi đã xuất bản 10 cuốn tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn, trong đó nhiều tác phẩm có đề tài về người tị nạn.

Ông bắt đầu viết năm 21 tuổi ở Anh, và chọn viết bằng tiếng Anh mặc dù tiếng Swahili là ngôn ngữ mẹ đẻ của ông.

Theo thông tin đăng trên website của Hội đồng Anh, ba cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông là Memory of Departure (1987), Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990), ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau.

Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó.

Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình.

By the Sea, quyển sách xuất bản năm 2001, là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh.

Nói thêm về các tác phẩm của Abdulrazak Gurnah, chủ tịch Ủy ban Nobel Anders Olsson cho rằng những tiểu thuyết của ông, từ cuốn đầu tiên là Memory of Departure đến cuốn mới nhất Afterlives, đã "rút ra khỏi những mô tả có phần định kiến và mở rộng tầm nhìn của chúng ta về một Đông Phi đa dạng về văn hóa, không giống với nhiều nơi khác trên thế giới".

Afterlives kể về Ilyas, một người bị quân đội Đức bắt đi khi còn là một cậu bé và trở về làng của mình sau nhiều năm tham chiến chống lại chính người dân của mình.

"Niềm đam mê trí tuệ thúc đẩy sự khám phá không ngừng hiện diện trong tất cả các cuốn sách của ông, và trải dài đến tận bây giờ trong Afterlives cũng như lúc ông mới bắt đầu viết văn khi còn là chàng trai tị nạn năm 21 tuổi", ông Anders Olsson nói.

Nhà văn Abdulrazak Gurnah, người Tanzania sống ở Anh, đoạt giải Nobel văn chương 2021

TTO - Giải Nobel văn chương 2021 được nhiều người trông đợi không chỉ bởi đây là giải thưởng danh giá nhất nhì hành tinh, mà còn vì lời cam kết "đa dạng hóa" giải thưởng này của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar