22/04/2019 09:42 GMT+7

Tác giả 'Hoa sữa' qua đời vì trọng bệnh

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Những ngày hạ này, trong tâm tưởng của nhiều người, Hà Nội ngỡ như đang trở lại mùa thu khi bài thơ ‘Hoa sữa’ cùng bài hát ‘Mối tình đầu’ được phổ nhạc từ bài thơ này của Nguyễn Phan Hách lại ngân lên nơi những góc phòng lặng lẽ.

Tác giả Hoa sữa qua đời vì trọng bệnh - Ảnh 1.

Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phan Hách

Tin nhà thơ Nguyễn Phan Hách qua đời ở tuổi 75 khá bất ngờ. Ông mất vì trọng bệnh vừa phát hiện từ năm 2018.

Tin buồn đến bất ngờ khiến nhiều người yêu thơ văn ông - đặc biệt là hai bài thơ Hoa sữa Làng quan họ được phổ nhạc thành hai bài hát Mối tình đầu (Phạm Việt Long) Làng quan họ quê tôi (Nguyễn Trọng Tạo) - ngỡ ngàng, thương xót.

Mối tình đầu phổ thơ Nguyễn Phan Hách - Tấn Minh hát

Mưu sinh với công việc trong ngành xuất bản, nhưng Nguyễn Phan Hách lại được nhớ tới như tác giả của nhiều áng văn đẹp, đặc biệt ông được yêu mến và hâm mộ bởi một hồn thơ lãng mạn, nhạy cảm và sâu sắc.

Bài thơ Hoa sữa của ông từng là khúc tình ca rung lên bao niềm khắc khoải tận sâu trong tim của nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên. Thế hệ 7X, 8X có lẽ rất nhiều người đã lặng lẽ chép bài thơ tình quá đỗi dung dị mà sâu nặng nỗi niềm của ông vào sổ thơ cho riêng mình hay giấu giếm chép trong những cuốn lưu bút, những cánh thư gửi tới "mối tình đầu".

Bài thơ Hoa sữa của ông sau đó được nhạc sĩ Phạm Việt Long phổ thành ca khúc Mối tình đầu rất nổi tiếng những năm từ những năm 1980 cho tới tận bây giờ. Tuy bài hát rất phổ biến trong nhiều thế hệ trẻ nhưng bài thơ Hoa sữa vẫn có một đời sống riêng rất mạnh mẽ.

Những vần thơ lãng mạn gánh trong đó những ngậm ngùi, tiếc nuối của thuở yêu ban đầu trong trắng, tinh khôi ai cũng từng trải qua khiến người đọc lưu luyến mãi trong tim:

Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu

Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc

Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt

Vậy mà tan trong sương gió mong manh…

Ngoài hai bài thơ rất được yêu thích và được phổ nhạc, Nguyễn Phan Hách còn có tới năm tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa cũ như: bài thơ Lăng Bác (tên gốc là Nắng Ba Đình), các tản văn Đường đi Sa Pa, Kỳ diệu rừng xanh, Cá hồi vượt thác, truyện ngắn Hương ổi.

Nguyễn Phan hách cũng thành công với văn xuôi. Ông đã xuất bản bốn cuốn tiểu thuyết như: Tan mây, Mê cung, Người đàn bà buồn và đặc biệt là Cuồng phong.

Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phan Hách sinh ngày 13-1-1944 tại Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, ông đi dạy học một thời gian rồi về ty văn hóa Hà Bắc làm cán bộ sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian.

Sau đó, ông về làm biên tập viên tuần báo Văn Nghệ. Năm 1977, ông làm cán bộ biên tập ở NXB, sau đó làm giám đốc NXB Hội Nhà văn. Từ năm 2008, ông làm tổng biên tập NXB Dân Trí.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Phan Hách đã sáng tác và có truyện ngắn đăng báo Văn Nghệ (năm 1958). Ông từng nhận giải thưởng do tuần báo Văn Nghệ tổ chức thi các năm 1969 và 1974. Giải thưởng truyện rất ngắn của tạp chí Thế Giới Mới năm 1994.

TT - Sau hơn 20 năm ca hát, lần đầu tiên ca sĩ Tấn Minh thực hiện live show riêng: Tấn Minh In the Spotlight diễn ra lúc 20g ngày 16-11 tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar