23/01/2013 06:50 GMT+7

Ta đã lạc nhau

LÊ TÂN SƠN
LÊ TÂN SƠN

TT - 1 Đêm trao giải thưởng âm nhạc trực tuyến Zing Music Awards (ZMA) 2012 tối 21-1 tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) đã vinh danh Hồ Ngọc Hà ở vị trí Nghệ sĩ của năm - giải thưởng được xem là quan trọng nhất do các nhà báo và hội đồng nghệ thuật (HĐNT) bình chọn.

Phóng to

Bộ tam Yanbi, Vũ Thanh Hằng và Mr.T nhận ba giải Zing Music: Ca khúc của năm, Ca khúc được chia sẻ nhiều nhất trên cộng đồng mạng và Music video của năm với ca khúc Thu cuối - Ảnh: T.T.D.

Thế nhưng ở ba giải thưởng quan trọng không kém của ZMA - Ca khúc của năm, Album của năm, Music video của năm với kết quả được lấy từ chỉ số Z (lượt nghe, xem, lượt chia sẻ, yêu thích...) thì các “ngôi sao” lừng lẫy của làng nhạc Việt lại hoàn toàn trắng tay. Cả giải ca khúc và video đều thuộc về tác phẩm Thu cuối của bộ tam Yanbi - Mr. T - Vũ Thanh Hằng (Hằng BingBoong), giải album ghi tên Nợ của Phạm Trưởng - những nhân vật mà theo lời thừa nhận của cánh phóng viên văn hóa văn nghệ là “không biết là ai”, “mới nghe lần đầu”.

Trong 10 hạng mục giải thưởng dựa trên chỉ số Z, ngoài Hoa ban trắng của Bức Tường (Ca khúc rock của năm) và Hai bờ cách biệt của Đan Trường - Cẩm Ly (Ca khúc mang âm hưởng dân ca của năm) là những nghệ sĩ “vua biết mặt, chúa biết tên”, tám giải còn lại đều là những cái tên lạ hoắc đối với giới chuyên môn như Trần Tuấn Lương, JustaTee, Emily, M-TP, Cường Seven... Ngay trên sân khấu đêm trao giải, phần biểu diễn Bài ca trên núi của Tùng Dương hay kiểu chơi nhạc kịch của Đức Tuấn bỗng trở nên lạc nhịp trong tiếng vỗ tay thưa thớt của khán giả - những người trước đó đã vô cùng hào hứng với Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, The Men, 365... Tại sao như vậy?

2 Tạm gác câu chuyện về những cuộc đua tin nhắn, bình chọn ở nhiều cuộc thi, giải thưởng âm nhạc, điều chúng ta có thể nhìn thấy là một sự lệch pha hoàn toàn giữa cái gọi là thị hiếu công chúng và chuyên môn nghệ thuật. Ở một giải thưởng như Cống hiến, không cần phải nghĩ nhiều, người ta cũng biết chắc Mỹ Linh, Tùng Dương, Uyên Linh, Đức Tuấn hay những nghệ sĩ “phái hàn lâm” sẽ có cơ hội giành chiến thắng và những Lương Bích Hữu, HKT, Miu Lê... của “phái thị trường” tốt nhất là không nên xuất hiện (dẫu có muốn cũng khó xuất hiện bởi hầu hết đã bị loại từ vòng đề cử).

Ở các giải cố gắng cân đối giữa nghệ thuật và thị trường theo kiểu cộng dồn kết quả hoặc tách bạch hai hệ thống giải, sự phân hóa vẫn tràn ngập. Nhiều tác phẩm, con người được các HĐNT đánh giá cao, trao giải thưởng đã không thể sống được trên thị trường, thậm chí không có đường ra thị trường trong khi bao tác phẩm, bao con người bị chê bai tầm thường, nhảm nhí, không đáng để mắt tới, thậm chí là “thảm họa” vẫn cứ sống tốt, sống khỏe và vẫn được khán giả đại chúng nhiệt liệt tán thưởng.

3 Đã có những bạn trẻ xác nhận “không nghe nổi Trịnh (Công Sơn)” (và những tác giả, tác phẩm của một thời xưa cũ). Những người lớn tuổi hơn thì “không hiểu nổi gu nhạc của tụi nhỏ bây giờ”. Cứ thế, người ta lạc nhau khi các thành viên HĐNT của nhiều giải thưởng (thường là nhạc sĩ, đạo diễn, quan chức, nhà báo, người mẫu...) phần lớn không nghe (vì không để ý, không biết, cũng không muốn thử nghe) loại âm nhạc của “tụi nhỏ bây giờ”. Hỏi chuyện một số người từng ngồi ghế HĐNT, một sự thật khá mỉa mai hé lộ: họ không nghe hết các tác phẩm, không nắm được hết các hoạt động của nghệ sĩ, chủ yếu chấm dựa trên những gì mình biết và theo “tên quen”. Giới trẻ thì cứ “mặc kệ người ta nói” bởi “họ có hiểu mình đâu”, vẫn tiếp tục sáng tác, hát, nghe những ca khúc giản đơn (lắm khi dễ dãi), dễ hiểu, phù phiếm của mình.

Không có tiếng nói chung, cũng chẳng buồn “nói” với nhau, chỉ 15 năm nhạc Việt, nếu lấy mốc theo những ngày đầu Làn sóng xanh, đã thành khoảng cách hai thế hệ quá đỗi xa xôi. Đưa nghệ thuật đến với đại chúng hay nâng chất tác phẩm thị trường sẽ mãi mãi là những lời nói suông nếu giới sáng tác, các nhà phê bình, nghệ sĩ trẻ và cả công chúng các thế hệ không thiện chí lắng nghe, tìm hiểu, thừa nhận nhau mà cứ mãi quay lưng đi về hai hướng.

Nhạc sĩ Đức Trí: chấp nhận thời khắc chuyển giao

“Zing là một giải thưởng của một cộng đồng nghe nhạc trực tuyến, đại diện một tầng lớp và không thể phủ nhận tầng lớp đó đang ngày một lớn mạnh hơn. Những giải thưởng đoạt giải Zing năm nay, thú thật, có nhiều người chính tôi cũng không biết là ai, nhưng cũng nhờ ngồi ghế hội đồng nghệ thuật của Zing từ năm trước mà tôi có dịp quen biết và làm việc tới tận bây giờ với các ca sĩ trẻ như JustaTee, Mr T... Họ đều là những người trẻ có năng lực và lối đi rõ ràng. Nói thế để hiểu: những giải thưởng này có những mặt đạt yêu cầu, có những mặt không. Nhưng nhìn chung, theo tôi, các giải thưởng năm nay phản ánh chính xác gu nghe nhạc hiện nay của cộng đồng trực tuyến.

Có thể thấy nhạc trực tuyến đã “giết chết” một phần cách làm nhạc theo kiểu cũ của các nghệ sĩ thế hệ trước, trong khi đó các bạn ca sĩ trẻ nắm bắt rất nhanh và họ sống khỏe mạnh với nhạc trực tuyến và với cách làm mới này. Chúng ta có thể phàn nàn rằng chất lượng nhạc hiện nay kém quá. Trong thời khắc chuyển giao âm nhạc này, chúng ta không thể bài xích theo kiểu chê tơi tả hay lên án họ, tốt hơn chúng ta hãy cùng nhau làm thế nào để “cải thiện” tai nghe nhạc của cộng đồng, điều đó khó khăn và đáng để bàn đến hơn”.

MINH TRANG ghi

LÊ TÂN SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn Mai Hương bị nhà sản xuất tỉ view 'lừa' hát ca khúc mới

Văn Mai Hương và 2pillz 'không biết là ai bẫy ai', nhưng giúp khán giả có thêm một ca khúc thú vị để nghe trong album đầu tay của nhà sản xuất tỉ view.

Văn Mai Hương bị nhà sản xuất tỉ view 'lừa' hát ca khúc mới

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Sự kiện hoãn concert của G-Dragon tại Bangkok khiến cộng đồng fan châu Á không khỏi bất ngờ, đặc biệt là các fan Việt - những người đang nóng lòng trước tin đồn nam ca sĩ sẽ mang world tour Übermensch đến Hà Nội vào tháng 11.

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Màn trình diễn solo của Karina - thành viên nhóm nhạc nữ đình đám Hàn Quốc Aespa - tại đại nhạc hội Waterbomb 2025 trở thành 'thảm họa'.

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Giao hưởng thính phòng nhưng không nặng nề, hàn lâm, Hòa nhạc mùa hè 2025 mang đến những bản hit bất hủ của thế giới và của Việt Nam trở lại.

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

Ca khúc đánh dấu sự trở lại của BlackPink nhiều năm vắng bóng không được dân Hàn yêu thích nhưng lại 'gây bão' với fan quốc tế.

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Theo lời kể của đạo diễn Steven Spielberg, John Williams vừa chơi được chưa đầy 5 nốt nhạc chủ đề phim, thì vợ của Spielberg đã khóc, thêm chưa đến 10 nốt nữa thì Spielberg nhòa lệ, và rồi John Williams cũng rơi nước mắt.

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar