07/02/2012 17:21 GMT+7

Symantec trả hacker 50.000 USD đổi mã nguồn

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Hãng bảo mật Symantec đã xác nhận với giới truyền thông: đồng ý trả 50.000 USD cho Anonymous, đổi lấy việc nhóm tin tặc này sẽ không công bố bộ mã nguồn một số sản phẩm chủ chốt của Symantec lên Internet.

Phóng to
PCAnywhere và Norton Antivirus là hai phần mềm bị Anonymous đánh cắp mã nguồn - Ảnh minh họa: Internet

Nội dung nhiều cuộc trao đổi bằng email, vốn vừa được đăng tải lên trang Pastebin, đã tiết lộ một đại diện Symantec tên Sam Thomas tiến hành cuộc thương lượng với một cá nhân mang bí danh “Yamatough”, nhằm nỗ lực ngăn chặn bộ mã nguồn các sản phẩm phần mềm do Symantec phát triển bao gồm pcAnywhere và Norton Antivirus bị nhóm tin tặc Anonymous tung lên mạng.

Theo đó, 50.000 USD là số tiền Symantec đồng ý chi trả, đổi lấy việc Anonymous cho thấy bằng chứng nhóm này thật sự đang nắm giữ mã nguồn của pcAnywhere và Norton Antivirus, cũng như hủy bỏ dữ liệu về bộ mã gốc. Ngoài ra, vị đại diện của Symantec cũng yêu cầu Anonymous phải tuyên bố nhóm này đã không hack Symantec vào năm 2006.

Thương thảo bị công khai hóa

Trong suốt quá trình đàm phán và thương lượng, Thomas đã chuyển qua sử dụng tài khoản Gmail vào hôm 20-1-2012, thay vì địa chỉ email cũ [email protected] , để nhận các file đính kèm liên quan đến bộ mã nguồn. Yamatough sau đó gửi cho Sam Thomas bằng chứng của các mã nguồn kèm đường dẫn gốc ghi rõ nơi Anonymous đã hack được các thông tin này. Tiếp tục, Thomas tìm cách trì hoãn thời gian khi cho biết cần phải mất năm ngày để thiết lập một máy chủ FTP riêng cho Yamatough, để việc gửi file được “an toàn hơn”.

Từ ngày 25đến 30-1, Symantec đã khuyến cáo toàn thể khách hàng, cũng như giới truyền thông về việc tạm ngưng sử dụng bộ phần mềm điều khiển máy tính từ xa pcAnywhere.

Trong thời gian này, Yamatough liên tục yêu cầu Sam Thomas sử dụng Công ty thanh toán Liberty Reserve để chuyển số tiền 50.000 USD ra một tài khoản ở nước ngoài. Khi Thomas đề nghị thêm thời gian để trao đổi với bộ phận tài chính của Symantec, Yamatough cũng đưa ra các lựa chọn gửi tiền đến các tài khoản ngân hàng ở Lithuania hay Latvia.

Thomas cho rằng việc tạo tài khoản ở Liberty Reserve là “quá khó khăn”, và đề nghị chuyển trước cho Yamatough 1.000 USD qua dịch vụ thanh toán trung gian PayPal.

Phóng to
Ảnh minh họa: Internet

Yamatough từ chối đề nghị trị giá 1.000 USD, để chờ đợi câu trả lời cho Liberty Reserve. Thomas tiếp tục nâng số tiền gửi qua PayPal lên thành 50.000 USD, và cố thuyết phục Yamatough cho trả chậm số tiền thành từng khối 2.500 USD trong vòng ba tháng tiếp theo đó. Yamatough không đồng ý, nói rằng những người phụ trách tài khoản tại nước ngoài không đồng ý số tiền ít hơn 50.000 USD cho một lần chuyển khoản.

Đại diện của Anonymous lúc này nghi ngờ Symantec đang làm việc với FBI dưới “lốt” Sam Thomas, và dù Sam Thomas đã cố gắng tiếp tục cuộc thương thuyết, quá trình đàm phán nhanh chóng kết thúc chỉ sau đó vài tiếng.

Sau khi đăng tải nội dung trao đổi qua email lên Pastebin, một đường link dẫn đến mã nguồn của pcAnywhere đã xuất hiện trên tài khoản Twitter chính thức của Anonymous “AnonymousIRC”. Công ty Symantec không xác nhận việc file bị công khai có phải của pcAnywhere hay không, cũng như danh tính của nhân viên mang tên “Sam Thomas”.

Sau khi bản vá cho phiên bản 12.5 được phát hành vào ngày 23-1, Symantec vừa phát hành tiếp bản cập nhật cho chương trình quản lý máy tính từ xa pcAnywhere 12.0 và 12.1, nhằm tránh các rủi ro bị hacker tấn công do mã nguồn pcAnywhere bị nhóm Anonymous đánh cắp.

THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar