17/07/2016 08:59 GMT+7

SV tình nguyện ở Champasak: dạy tiếng Việt và kết nối văn hóa

NGỌC HIỂN (Từ Champasak, Lào)
NGỌC HIỂN (Từ Champasak, Lào)

TTO - Sinh viên Lê Nhật Khánh Hà (khoa quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM) nói rằng: “Lớp học này không dừng lại ở chỗ chỉ dạy cho nhau ngôn ngữ mà như là chiếc cầu nối văn hóa, tình cảm con người giữa hai nước”.

Sinh viên Đoàn Hồng Vân (Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM) hướng dẫn cách viết tiếng Việt cho học viên Lào trong lớp học “1 kèm 1” - Ảnh: N.Hiển

Những người đứng lớp dạy tiếng Việt cho 32 học viên phần lớn đã U-20, U-30 chính là các sinh viên, giảng viên của TP.HCM tham gia hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh năm 2016 tại tỉnh Champasak.

Ngay buổi lên lớp đầu tiên, cô Nguyễn Thị Tuyết Oanh (Trường dự bị ĐH TP.HCM) đã bất ngờ gặp lại cô giáo SomSen của Trường ĐH Champasak, người bảy năm trước đã dạy mình tiếng Lào tại tỉnh Champasak.

Nghe tin có đoàn tình nguyện VN sang, cô SomSen đăng ký ngay để tham gia lớp học, trau dồi thêm vốn tiếng Việt của mình. “Không ngờ người từng dạy mình nay lại trở thành học trò để học ngôn ngữ của nhau. Nhưng xúc động nhất là dù đã bảy năm không gặp nhưng cô vẫn nhận ra, gọi đúng tên và chạy đến ôm tôi rất thân tình” - cô Oanh chia sẻ.

Hai tuần trước khi sang Lào, cô Tuyết Oanh phải soạn giáo án riêng và ngồi lại với các sinh viên để “học” giáo án trước khi lên lớp. Khi biết giáo án có phần sửa lỗi phát âm, các giáo viên tiếng Việt là người Lào ở Trung tâm tiếng Việt tại tỉnh Champasak cũng đăng ký theo học và cô SomSen là một trong số đó.

Lần thứ hai trở lại tỉnh Champasak tham gia chương trình Mùa hè xanh, anh Lường Minh Sơn (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) nói sẽ không thể quên tiệc sinh nhật mà những học viên Lào đã tổ chức bất ngờ cho anh ngay trong lớp học.

Các học viên chuẩn bị sẵn bánh kem, đàn ghita hát vang bài hát Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Việt ngay cuối buổi học như một món quà tinh thần gửi đến “người thầy” của mình. Những ca từ tiếng Việt cứ vang lên trong những tiếng vỗ tay không ngớt khiến cho lớp học như không còn khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ và tuổi tác...

“Đó là những tình cảm vô cùng chân thành, chia sẻ với nhau như với những người thân quen khiến cả hai lần qua đây tôi đều thấy ấm lòng” - anh Sơn nói.

Sau giờ học, các học viên còn mời các giáo viên người Việt về nhà mình ăn cơm, thăm gia đình. Thậm chí, cả lớp còn tổ chức một đội bóng để mời các thầy cô cùng giao lưu.

“Cô thầy Việt qua đây ai cũng quý, mình coi như người nhà thôi” - cô giáo Julie Sengamanivong (Trường THPT Champasack) chia sẻ.

NGỌC HIỂN (Từ Champasak, Lào)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar