21/04/2024 19:45 GMT+7

Sushi Nhật Bản có phải bắt nguồn từ Việt Nam không?

GS người Nhật Hibino Terutoshi sang Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu xem thử có phải sushi có nguồn gốc từ Việt Nam hay không.

GS Hibino Terutoshi có hơn 35 năm nghiên cứu về sushi - Ảnh: DANH KHANG

GS Hibino Terutoshi có hơn 35 năm nghiên cứu về sushi - Ảnh: DANH KHANG

GS Hibino Terutoshi đang công tác tại Đại học Aichi Shukutoku, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ông Hibino có hơn 35 năm nghiên cứu về sushi, cũng là chuyên gia hiếm hoi đào sâu về món ăn mang tính biểu tượng của đất nước này.

Ông sang Việt Nam làm giám tuyển cho triển lãm Tôi yêu sushi (mở tới hết 5-5) do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức và có buổi nói chuyện với những người yêu sushi, diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản (Hà Nội) chiều 21-4.

Việt Nam có phải là nơi khởi nguồn của sushi cổ?

Ông Hibino Terutoshi chia sẻ, sushi được đề cập trong tài liệu cổ nhất của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 và nó đã vượt biển từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ hơn một thiên niên kỷ trước.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của sushi. 

Trong đó có một thư tịch cổ cách ngày nay khoảng 2.000 năm của Trung Quốc từng đề cập món ăn này được du nhập từ một nơi khác đến Trung Quốc.

"Đó là phía nam Trung Quốc, cụ thể là lưu vực sông Mekong", GS Hibino Terutoshi nói.

Sushi ngày nay có nhiều biến thể đa dạng - Ảnh: DANH KHANG

Sushi ngày nay có nhiều biến thể đa dạng - Ảnh: DANH KHANG

Thậm chí ngày nay, người ta vẫn có thể tìm thấy nhiều hình thái nare-zushi (sushi lên men) khác nhau ở khu vực này, nơi có truyền thống trồng lúa nước lâu đời.

Cá có thể được đánh bắt trên ruộng lúa và các con kênh xung quanh. Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước có thể bảo quản chúng bằng cách ướp muối và ủ trong cơm hấp chín để kích hoạt quá trình lên men axit lactic.

Có người nói, Việt Nam không phải là nơi khởi nguồn, cũng không có món sushi cổ nên ông từng sang Việt Nam nhiều lần trước đây để tìm hiểu xem "có đúng như vậy không".

Vậy Việt Nam có phải là nơi khởi nguồn của món sushi cổ (tức narezushi - cá lên men)?

Sushi Nhật Bản vượt ra khỏi biên giới, chinh phục nhiều thực khách trên toàn thế giới - Ảnh: DANH KHANG

Sushi Nhật Bản vượt ra khỏi biên giới, chinh phục nhiều thực khách trên toàn thế giới - Ảnh: DANH KHANG

Có một số manh mối

Ông kể ông từng đi thực địa ở Campuchia, một số khu vực phía Nam của Việt Nam.

Thực tế cho thấy ở đó có một số món ăn giống với sushi cổ. Chẳng hạn món mắm bò hóc (sử dụng cơm nấu chín ủ với cá - PV) ở Trà Vinh. Ông cũng đã có một báo cáo về điều này.

Khi ông nói ra điều đó, có người phản hồi, đó là món ăn của người Khmer từ Campuchia mang sang, nên không thể nói sushi cổ nằm trong ẩm thực Việt.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của sushi - Ảnh: DANH KHANG

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của sushi - Ảnh: DANH KHANG

Ông chấp nhận phản hồi đó và quyết định tiếp tục đi thực địa ngược lên vùng miền núi phía Bắc Việt Nam để xem có món ăn nào giống thế không.

Khi trao đổi với một số nhà nghiên cứu ẩm thực của Việt Nam, ông được biết một số vùng miền núi ở miền Trung Việt Nam, chẳng hạn Phước Sơn (Quảng Nam) hoặc vùng núi phía Bắc như Tuyên Quang, dân tộc thiểu số có tập tục ủ cá chua.

Như vậy có thể có manh mối ở phía Bắc Việt Nam có tập tục ủ cá lên men. Có lẽ nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản chưa biết điều này.

GS Hibino Terutoshi nói ông cứ ngỡ việc nghiên cứu này đã kết thúc, nhưng với những manh mối mới, ông sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Xem thêm sushi tại triển lãm Tôi yêu sushi:

Triển lãm mở tới hết ngày 5-5 - Ảnh: DANH KHANG

Triển lãm mở tới hết ngày 5-5 - Ảnh: DANH KHANG

Sushi sugata-zushi sử dụng cá hương (cá thơm) được chế biến bằng cách thêm giấm vào cơm trắng để đạt được độ chua của sushi, giúp quy trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, không lên men - Ảnh: DANH KHANG

Sushi sugata-zushi sử dụng cá hương (cá thơm) được chế biến bằng cách thêm giấm vào cơm trắng để đạt được độ chua của sushi, giúp quy trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, không lên men - Ảnh: DANH KHANG

Sushi Oshinuki-zushi được làm từ nhiều hình dạng khác nhau. Cô dâu về nhà bố mẹ đẻ làm Oshinuki-zushi mang về gia đình chồng làm quà nhằm củng cố mối liên kết giữa hai gia đình - Ảnh: DANH KHANG

Sushi Oshinuki-zushi được làm từ nhiều hình dạng khác nhau. Cô dâu về nhà bố mẹ đẻ làm Oshinuki-zushi mang về gia đình chồng làm quà nhằm củng cố mối liên kết giữa hai gia đình - Ảnh: DANH KHANG

Sushi izushi là một loại nare-zushi (nama-nare) có rau và mốc gạo koji trộn với cơm và cá để lên men vùng Hokkaido, là món ăn phổ biến dịp năm mới - Ảnh: DANH KHANG

Sushi izushi là một loại nare-zushi (nama-nare) có rau và mốc gạo koji trộn với cơm và cá để lên men vùng Hokkaido, là món ăn phổ biến dịp năm mới - Ảnh: DANH KHANG

Nigiri-Zushi là loại sushi mới phục vụ cho ăn nhanh có từ khoảng những năm 1820. Ngày nay, nigiri là thứ mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói về sushi, nhưng sushi có lịch sử lâu đời và trong số nhiều dạng sushi khác nhau, nigiri thực ra là loại mới nhất - Ảnh: DANH KHANG

Nigiri-Zushi là loại sushi mới phục vụ cho ăn nhanh có từ khoảng những năm 1820. Ngày nay, nigiri là thứ mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói về sushi, nhưng sushi có lịch sử lâu đời và trong số nhiều dạng sushi khác nhau, nigiri thực ra là loại mới nhất - Ảnh: DANH KHANG

Không giống như cá sugata-zushi nguyên con, Bo-zushi không sử dụng phần đầu và đuôi cá. Cá phi lê được ép vào một thanh cơm trắng, thường được ăn trong dịp lễ hội hoặc lễ kỷ niệm khác - Ảnh: DANH KHANG

Không giống như cá sugata-zushi nguyên con, Bo-zushi không sử dụng phần đầu và đuôi cá. Cá phi lê được ép vào một thanh cơm trắng, thường được ăn trong dịp lễ hội hoặc lễ kỷ niệm khác - Ảnh: DANH KHANG

Maki-zushi nhanh chóng trở nên phổ biến như một món ăn đơn giản và rẻ tiền. Lớp phủ bao quanh cơm và nhân thường là nori, một loại rong biển phơi khô thành từng tấm và ăn được - Ảnh: DANH KHANG

Maki-zushi nhanh chóng trở nên phổ biến như một món ăn đơn giản và rẻ tiền. Lớp phủ bao quanh cơm và nhân thường là nori, một loại rong biển phơi khô thành từng tấm và ăn được - Ảnh: DANH KHANG

Sushi có lẽ là ví dụ điển hình nhất về washoku (ẩm thực truyền thống Nhật Bản), có lịch sử hơn 1.200 năm với nhiều biến hóa đa dạng về hình thức, cách làm.

Món sushi cổ thời đó rất khác với món sushi mà chúng ta biết ngày nay. Nó được làm bằng cách đặt cá muối vào bồn hoặc xô gỗ cùng với cơm đã nấu chín rồi ủ trong vài tháng.

Món sushi ngày nay sử dụng cơm trộn giấm, nhưng không một giọt giấm nào được thêm vào món sushi thời kỳ đầu này. Tuy nhiên, nó có vị chua do cơm lên men.

"Ngoài sushi dạng nắm, còn có sushi dạng nén; và thế giới sushi đa dạng hơn rất nhiều", GS Hibino Terutoshi nói.

Sushi Việt lên ngôi

TTXuân - Nghĩ đến ẩm thực Nhật, mọi người nhắc đến sushi, món ăn đặc sắc truyền thống riêng của xứ sở Phù Tang. Tuy vậy, ở thủ đô Berlin của nước Đức, nhắc đến sushi, mọi người nghĩ đến… người Việt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar