14/10/2021 19:30 GMT+7

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19

T.T
T.T

Trong làn sóng COVID-19 vừa qua, Hội Tai - Mũi - Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam đồng hành với công ty dược MERAP, trao tặng các sản phẩm xịt mũi và súc họng cho các bệnh viện điều trị COVID-19 tuyến đầu trên địa bàn TP.HCM.

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Bên cạnh hoạt động thiết thực vừa qua, Hội Tai - Mũi - Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam cùng tập thể MERAP cam kết sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động hỗ trợ khác trong tương lai.

Hỗ trợ các bệnh viện chống dịch hiệu quả

Trong tháng 9, Hội Tai - Mũi - Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam cùng MERAP đã tiến hành trao tặng hàng chục ngàn sản phẩm xịt mũi và súc họng cho các bệnh viện tuyến đầu trên địa bàn thành phố như Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Dã chiến số 10… 

Bộ đôi sản phẩm được trao tặng bao gồm dung dịch xịt mũi Xisat và thuốc súc miệng họng Medoral Chlorhexidin 0,2%.

TS.BS Lê Trần Quang Minh - giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM - cho biết: "Việc xịt mũi và súc họng rất cần thiết để làm giảm tải lượng virus tại khu vực"chốt chặn" mũi họng, từ đó góp phần làm giảm khả năng lây truyền bệnh của virus SARS-CoV-2".

Súc họng - Xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19

Bên cạnh tiếp sức tuyến đầu, ngày 7-10 vừa qua, MERAP đã đồng hành tổ chức chương trình trực tuyến "Bác‌ ‌sĩ‌ ‌ơi!‌ ‌Súc‌ ‌họng,‌ ‌xịt‌ ‌mũi‌ ‌có‌ ‌ngăn‌ ‌ngừa‌ ‌lây‌ ‌nhiễm‌ ‌COVID-19‌ ‌không?‌" nhằm chia sẻ những kiến thức liên quan đến chủ động phòng và điều trị COVID-19, đặc biệt cung cấp thông tin về hoạt chất "tường lửa" Chlorhexidin 0.2%. 

Chương trình có sự tham gia của GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Liên Chi Hội Tai Mũi Họng TP.HCM, Chủ tịch Chi hội Mũi xoang TP.HCM và ThS.BS CKII Trương Mỹ Thục Uyên - phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Ủy viên Ban chấp hành Hội TMH TP.HCM.

Theo bác sĩ Hữu, SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể chủ yếu là qua mũi. Đồng thời nguồn phát tán virus ra ngoài phần lớn lại qua các giọt bắn thoát ra từ miệng, họng. Việc xịt mũi, súc họng thường xuyên như thói quen hàng ngày hỗ trợ tích cực việc làm giảm tải lượng virus tại mũi họng, từ đó làm giảm khả năng virus đi sâu xuống phổi gây bệnh.

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19 - Ảnh 2.

Khu vực mũi họng là nơi có tải lượng virus cao, tuy nhiên, việc bảo về vùng "chốt chặn" này lại thường chưa được quan tâm đúng mực.

Cũng trong chương trình, bác sĩ Uyên cho biết: "Chuyển qua giai đoạn bình thường mới, việc súc họng, xịt mũi nên thực hiện hằng ngày, sau khi đánh răng, sau khi đi ra ngoài về, gặp gỡ người khác hoặc đi máy bay… Nên lựa chọn sản phẩm súc họng chứa hoạt chất có tính sát khuẩn, khi súc cần khò sâu xuống họng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15 giây".

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19 - Ảnh 3.

Bài viết trên trang cá nhân của ThS.BS CKI Nguyễn Đức Hương

ThS.BS CKI Nguyễn Đức Hương - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM - một chuyên gia trong lĩnh vực tai mũi họng, cũng có những ý kiến đồng tình về tác dụng của vệ sinh mũi họng. 

Trong một bài viết của mình, bác sĩ Hương chia sẻ: "Tôi cũng thấy vui hơn khi mà các F0 lẫn người dân đã tích cực hơn trong việc vệ sinh vùng mũi họng bằng phương pháp xịt rửa mũi, súc khò họng để hỗ trợ điều trị hay dự phòng cá nhân. Thực tế cho thấy, ngoài các biện pháp phòng bệnh như khử khuẩn, khẩu trang (theo tinh thần 5K) thì việc vệ sinh mũi, họng - bảo vệ đường thở cũng rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh "bình thường mới", nhưng lại ít được đề cập - tuy cũ mà mới, tuy mới mà cũ".

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19 - Ảnh 4.

Bên cạnh các chuyên gia, nhiều nhà thuốc uy tín cũng khuyến cáo người dân duy trí sử dụng các sản phẩm súc học – xịt mũi để bảo vệ bản thân trong giai đoạn dịch bệnh lẫn bình thường mới

Tính tới hiện tại, các hoạt động trên cả nước đã dần trở về với nhịp sống trước giãn cách. Tuy nhiên, COVID-19 vẫn chưa biến mất hoàn toàn, chính vì vậy mỗi người chúng ta cần phải trang bị thêm những kiến thức, những thói quen mới để có thể chủ động ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh - chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Súc họng - xịt mũi: Củng cố phòng tuyến ngừa COVID-19 - Ảnh 5.

Hiện nay, Medoral - một sản phẩm từ Công ty Cổ phần Tập đoàn MERAP - là một trong những dòng thuốc súc miệng họng đầu tiên trên thị trường có thành phần Chlorhexidin 0,2% với khả năng kháng khuẩn và vô hiệu hóa virus nổi bật.

Bên cạnh đó, Xisat là sản phẩm xịt mũi quen thuộc với thành phần chính từ nước biển sâu cùng 12 loại vi chất giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Xisat và Medoral chính là bộ đôi "tưởng lửa" được nhiều chuyên gia và tổ chức y tế đánh giá cao cũng như khuyến nghị sử dụng hằng ngày.

T.T

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar